'Thủ phủ' mật mía lớn nhất xứ Thanh đỏ lửa ngày đêm phục vụ dân ăn Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, 'thủ phủ' mật mía lớn nhất Thanh Hóa lại tất bật, đỏ lửa suốt ngày đêm để cho ra những mẻ mật thơm ngon phục vụ người dân xa gần ăn Tết

Từ lâu, mật mía Thạch Thành (Thanh Hóa) được rất nhiều người dân tin dùng mua về ăn Tết bởi độ thơm ngon, màu sắc đẹp. Vì thế, cứ vào đầu tháng 9-10 Âm lịch hàng năm, làng mật mía tại khu phố Lâm Thành, thị trấn Kim Tân (huyện Thạch Thành) lại đỏ lửa suốt ngày đêm để sản xuất, phục vụ nhu cầu dịp Tết.

Người dân làng mật mía lớn nhất xứ Thanh tất bật vào vụ Tết

Người dân làng mật mía lớn nhất xứ Thanh tất bật vào vụ Tết

Nghề làm mật mía ở Thạch Thành kéo dài quanh năm nhưng chính vụ là từ tháng 9 đến tháng Giêng năm sau. Mỗi vụ Tết, người dân ở "thủ phủ" mật mía cho ra lò hàng trăm tấn mật để phục vụ thị trường. Nhờ mật mía, nhiều gia đình nơi đây có thể thu về từ 20-30 triệu đồng, hộ nào làm lớn có thể cho thu nhập 50-60 triệu đồng.

Hình ảnh làng mật mía tất bật vào vụ Tết

Thạch Thành là vùng đất nổi tiếng trồng cây nông nghiệp, trong đó cây mía đã được trồng từ rất lâu ở vùng đất này. Đây cũng là nguồn nguyên liệu chính để nghề làm mật mía ở đây phát triển, có chỗ đứng trên thị trường

Thạch Thành là vùng đất nổi tiếng trồng cây nông nghiệp, trong đó cây mía đã được trồng từ rất lâu ở vùng đất này. Đây cũng là nguồn nguyên liệu chính để nghề làm mật mía ở đây phát triển, có chỗ đứng trên thị trường

Cứ vào đầu tháng 9 Âm lịch hàng năm, người dân nơi đây bắt đầu làm mật mía để cung cấp ra thị trường. Từ 100 kg mía tươi, sau quá trình ép lấy nước, nấu nước thành mật sẽ cho ra khoảng 10 kg mật mía

Cứ vào đầu tháng 9 Âm lịch hàng năm, người dân nơi đây bắt đầu làm mật mía để cung cấp ra thị trường. Từ 100 kg mía tươi, sau quá trình ép lấy nước, nấu nước thành mật sẽ cho ra khoảng 10 kg mật mía

Để chế biến được một lít mật là cả quá trình phức tạp và tốn nhiều công sức, công đoạn vất vả nhất là ép mía. Trước đây, khi chưa có sự trợ giúp của điện và máy móc công nghiệp, việc ép mía rất cực nhọc

Để chế biến được một lít mật là cả quá trình phức tạp và tốn nhiều công sức, công đoạn vất vả nhất là ép mía. Trước đây, khi chưa có sự trợ giúp của điện và máy móc công nghiệp, việc ép mía rất cực nhọc

Nước mía sau khi vừa được ép ra được cho ngay vào các chảo cỡ lớn để đun sôi trên các lò đun để nấu mật, đây cũng là công đoạn khó nhất trong quá trình làm mật mía

Nước mía sau khi vừa được ép ra được cho ngay vào các chảo cỡ lớn để đun sôi trên các lò đun để nấu mật, đây cũng là công đoạn khó nhất trong quá trình làm mật mía

Quá trình nấu mật kéo dài khoảng 3 - 4 tiếng

Quá trình nấu mật kéo dài khoảng 3 - 4 tiếng

Công đoạn keo mật là công phu, mất thời gian và phức tạp nhất. Người nấu phải đảo liên tục và đều tay, khi mật sôi, nếu không kịp vớt váng bọt, làm mật bị trào thì sẽ có màu đen và kém thơm ngon

Công đoạn keo mật là công phu, mất thời gian và phức tạp nhất. Người nấu phải đảo liên tục và đều tay, khi mật sôi, nếu không kịp vớt váng bọt, làm mật bị trào thì sẽ có màu đen và kém thơm ngon

Khi nước mía chuyển qua sền sệt và có màu nâu vàng, công việc nấu mật mới hoàn thành

Khi nước mía chuyển qua sền sệt và có màu nâu vàng, công việc nấu mật mới hoàn thành

Mật mía ngon phải đảm bảo các tiêu chí sánh mịn, lên màu nâu sẫm như cánh gián, mùi thơm nhẹ và vị ngọt dịu khi ăn

Mật mía ngon phải đảm bảo các tiêu chí sánh mịn, lên màu nâu sẫm như cánh gián, mùi thơm nhẹ và vị ngọt dịu khi ăn

Mật mía thành phẩm được đóng vào can, chai nhựa để đưa đi tiêu thụ. Mật mía được nhiều người yêu thích dùng làm nước chấm với bánh chưng, bánh tét hoặc dùng để nấu các loại bánh...

Mật mía thành phẩm được đóng vào can, chai nhựa để đưa đi tiêu thụ. Mật mía được nhiều người yêu thích dùng làm nước chấm với bánh chưng, bánh tét hoặc dùng để nấu các loại bánh...

Tuấn Minh

Nguồn NLĐ: https://nld.com.vn/thu-phu-mat-mia-lon-nhat-xu-thanh-do-lua-ngay-dem-phuc-vu-dan-an-tet-196240113122448978.htm