Làng Phúc Am (Duyên Thái, Thường Tín, Hà Nội) là nơi sản xuất vàng mã ở miền Bắc. Rất nhiều hộ gia đình tại làng chọn nghề này làm kế sinh nhai chính. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Vào những ngày này, khắp các nẻo đường, ngõ xóm trong làng Phúc Am nhộn nhịp không khí sản xuất vàng mã để chuẩn bị cho nhu cầu người dân mua dùng. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Theo những người dân nơi đây, thời điểm giáp Tết âm lịch là lúc bận rộn nhất, vì vừa phải chuẩn bị sản phẩm cho ngày 23 tháng Chạp, vừa phải tập trung làm hàng dự trữ để phục vụ lễ khai xuân và giải hạn trong suốt 3 tháng đầu năm mới. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Hầu hết các hộ sản xuất lớn trong làng đều sử dụng máy móc để đạt được năng suất cao nhất, không vất vả và tốn công như trước. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Những hộ làm nhỏ lẻ đều làm hoàn toàn thủ công nên các chi tiết đã được chuẩn bị từ mùa hè, vì làm cầu kì và tốn thời gian nên sản xuất liên tục mà không được nhiều. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Cách làm thủ công vẫn được nhiều người trong khu vực và lân cận vì giá thành phù hợp hơn. Hộ sản xuất chia sẻ: 'Nhà tôi sử dụng hồ dán theo các cụ ngày xưa truyền lại để tránh bị chuột phá mà tiết kiệm hơn so với mua keo dán.’ (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Các mặt hàng chủ yếu tại đây là voi, ngựa, rắn, người sơn trang, hình nhân hay các vị tướng và bộ cúng ông Táo. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Tại cơ sở nhà ông Phi, năm nào đến tầm này cũng phải thuê thêm thợ nhưng năm nay vì dịch COVID-19 nên chỉ có mấy người trong gia đình tự sản xuất. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Ông cho biết: 'Năm nay không có nhiều lễ hội nên gia đình sản xuất giảm nhiều so với những năm trước, tuy nhiều hộ sản xuất giảm đi như vậy nhưng giá thành bán ra không tăng.’ (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)
Các sản phẩm vàng mã được chuyển đi khắp các nơi để tiêu thụ, có cả những khách hàng từ Thanh Hóa về đây để nhập hàng bán dịp Tết. (Ảnh: Hoài Nam/Vietnam+)