Thuận lợi và thách thức
Sau khi Ban Quản lý dự án Khu kinh tế tỉnh có văn bản hướng dẫn, nhiều doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất (gọi tắt là khu công nghiệp) đăng ký khôi phục lại sản xuất và thay đổi phương thức sản xuất.
Tín hiệu vui cho hoạt động sản xuất
Tính đến ngày 3.11, tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có 238 doanh nghiệp hoạt động với tổng số lao động là 116.915 người, gồm 2.745 lao động nước ngoài, 114.170 lao động trong nước, chiếm khoảng 87,46% số lao động thời điểm đầu năm 2021 (130.538).
Hầu hết các doanh nghiệp đang hoạt động đều chuyển đổi phương án “1 cung đường, 2 điểm đến”, với hơn 106.915 công nhân đi làm bằng phương tiện cá nhân. Hiện vẫn còn hơn 10 doanh nghiệp, cùng khoảng 10.000 công nhân hoạt động theo phương án “3 tại chỗ”, phần lớn ở KCN Phước Đông do có ký túc xá, kiểm soát dịch cơ bản tốt, vì vậy, doanh nghiệp vận động người lao động ở lại sản xuất, vừa bảo đảm an toàn, vừa có thu nhập tương đối ổn định.
Theo ông Nguyễn Thanh Toàn- Phó tổng Giám đốc Công ty TNHH công nghiệp thông gió Kruger Việt Nam (KCN Thành Thành Công), so với trước đây, phương án sản xuất trong điều kiện “bình thường mới” hiện nay mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp hơn.
Theo ông Nguyễn Thanh Toàn- Phó tổng Giám đốc Công ty TNHH công nghiệp thông gió Kruger Việt Nam (KCN Thành Thành Công), so với trước đây, phương án sản xuất trong điều kiện bình thường mới hiện nay mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp hơn.
Trước mắt, có thể thấy rõ, phương án này giúp doanh nghiệp chủ động vừa sản xuất, vừa phòng, chống dịch bệnh; tích cực phối hợp với cơ quan chức năng trong việc xử lý khi có ca nhiễm thay vì lo ngại bị dừng hoạt động như trước đây.
Tâm lý người lao động cũng thoải mái khi được làm việc trong môi trường an toàn, được tiêm vaccine đầy đủ, về nhà nghỉ ngơi sau giờ làm việc... việc cung ứng của các dịch vụ hỗ trợ như ăn uống, đi lại, y tế, vật tư ở địa phương cũng tốt và tạo sự yên tâm cho mọi người.
Ông Nguyễn Thanh Toàn cho biết thêm, trước đây khi thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ”, doanh nghiệp phải tăng chi phí sản xuất, tăng chế độ cho người lao động để giữ chân. Hiện tại, doanh nghiệp được chủ động phương án phòng, chống dịch bệnh. Do đặc thù ngành nghề, số lượng, quy mô sản xuất và diện tích mỗi doanh nghiệp khác nhau, khi doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu cơ quan y tế địa phương, nên cho phép hoạt động, giảm bớt tốn kém chi phí quá mức cần thiết.
Doanh nghiệp mong muốn được báo cáo tổng thiệt hại do dịch bệnh để Nhà nước có cơ chế miễn giảm thuế phù hợp trong những năm tới, khi tình hình tốt hơn. Ví dụ, tổng thiệt hại do dịch bệnh năm 2021 của Kruger theo báo cáo và được xác nhận là 10 tỷ đồng thì sẽ được miễn, giảm tiền thuế phải đóng trong 5 năm tiếp theo tương ứng với số tiền trên. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT cho đến năm 2022 để từng bước giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, tái đầu tư, tạo đà phát triển cho các năm tiếp theo; hạn chế hoặc tạm dừng công tác thanh, kiểm tra trong năm 2022 để doanh nghiệp tập trung tái đầu tư, cải tiến các hoạt động sản xuất.
Không ít khó khăn
Theo đại diện Công ty cổ phần thực phẩm Richy Miền Nam (KCN Trảng Bàng), với việc áp dụng phương án sản xuất trong điều kiện “bình thường mới”, doanh nghiệp gặp thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa; nguồn cung cấp dồi dào hơn, giao nhận nhanh chóng hơn so với trước.
Tuy nhiên, khi sản xuất trong điều kiện nguy cơ dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng người lao động bị nhiễm bệnh. Doanh nghiệp kiến nghị cơ quan chức năng, khi phát hiện F0, cần nhanh chóng khoanh vùng, cách ly, khử khuẩn để khôi phục sản xuất. Đồng thời phối hợp với doanh nghiệp nhanh chóng có giải pháp động viên người lao động yên tâm sản xuất. Song song đó, cần tính đến phương án xây dựng bệnh viện dã chiến điều trị F0 trong các khu công nghiệp.
Theo đại diện Công ty cổ phần thực phẩm Richy Miền Nam (KCN Trảng Bàng), với việc áp dụng phương án sản xuất trong điều kiện “bình thường mới”, doanh nghiệp gặp thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa; nguồn cung cấp dồi dào, giao nhận nhanh chóng so với trước.
Hiện nay, F0 trong cộng đồng gia tăng, do đó, khi tuyển dụng lao động, dù ứng viên đã được tiêm vaccine, test nhanh Covid-19 trước khi nhận việc nhưng vẫn có khả năng mắc bệnh. Vì vậy, doanh nghiệp không những khó tuyển lao động mà còn thiếu hụt- nếu chẳng may có công nhân bị nhiễm bệnh phải cách ly.
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh cũng nhận định, việc triển khai Kế hoạch số 3676/KH-UBND ngày 21.10.2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11.10.2021 của Chính phủ về việc ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” giúp doanh nghiệp giảm chi phí, người lao động có điều kiện về thăm gia đình… Tuy nhiên, số ca nhiễm trong cộng đồng ngày càng tăng, tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp vẫn phát sinh ca nghi nhiễm.
Bên cạnh đó, cần có sự vào cuộc của các sở, ngành, chính quyền địa phương trong tỉnh, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các các doanh nghiệp, đặc biệt là việc giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình sản xuất thực tế.
Tấn Hưng
Trên các địa bàn ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế:
Thời điểm trước khi dịch Covid-19 lần thứ 4 diễn ra, có 2.438 doanh nghiệp/76.749 lao động.
Từ khi dịch Covid-19 lần thứ 4 diễn ra, tỉnh có 359 doanh nghiệp/16.376 lao động hoạt động (trong đó có 15 doanh nghiệp FDI).
Nguồn Tây Ninh: https://baotayninh.vn/thuan-loi-va-thach-thuc-a139167.html