Thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ

Trong thời gian qua, hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh có bước chuyển biến tích cực, thể hiện ở tỷ lệ các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn, số lượng và giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ tăng, có nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Từ năm 2018, tỉnh đẩy mạnh hoạt động ươm tạo DN khoa học và công nghệ (KH&CN), hỗ trợ thành lập DN, tổ chức KH&CN. Đến nay, toàn tỉnh có 15 tổ chức KH&CN. Các tổ chức, DN đã ứng dụng công nghệ, kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo lĩnh vực đăng ký.

Trong thời gian qua, hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh có bước chuyển biến tích cực, thể hiện ở tỷ lệ các kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn, số lượng và giá trị các hợp đồng chuyển giao công nghệ tăng, có nhiều doanh nghiệp (DN) quan tâm, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Từ năm 2018, tỉnh đẩy mạnh hoạt động ươm tạo DN khoa học và công nghệ (KH&CN), hỗ trợ thành lập DN, tổ chức KH&CN. Đến nay, toàn tỉnh có 15 tổ chức KH&CN. Các tổ chức, DN đã ứng dụng công nghệ, kết quả nghiên cứu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh theo lĩnh vực đăng ký.

Hợp tác xã Tuyết Nhi, xã Cao Dương (Lương Sơn) ứng dụng công nghệ vào sản xuất 2 sản phẩm cao cà gai leo và cao xạ đen đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao.

Hợp tác xã Tuyết Nhi, xã Cao Dương (Lương Sơn) ứng dụng công nghệ vào sản xuất 2 sản phẩm cao cà gai leo và cao xạ đen đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao.

Năm 2019, Công ty CP nghiên cứu phát triển dược liệu Hòa Bình, xã Hòa Sơn (Lương Sơn) tiến hành nghiên cứu thành phần hóa học, đánh giá hoạt tính sinh học của một số hợp chất chính phân lập được từ cây xạ đen tại tỉnh và được nhận chuyển giao quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước. Đề tài "Nghiên cứu sản xuất đệm lót sinh học từ phế phụ phẩm nông nghiệp phục vụ chăn nuôi đại gia súc quy mô công nghiệp” do Công ty cổ phần giống và thức ăn chăn nuôi T&T 159 Hòa Bình, xã Yên Mông (TP Hòa Bình) triển khai thực hiện bằng nguồn vốn tự có được đánh giá kết quả nghiên cứu. Đây là 2 nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh, chuyển giao công nghệ.

Những năm qua, hoạt động liên kết, hợp tác trong nước và quốc tế về KH&CN bước đầu triển khai có hiệu quả; đã triển khai chương trình hợp tác về KH&CN giữa tỉnh Hòa Bình với một số tỉnh, thành phố của Hàn Quốc; hợp tác với Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Lâm nghiệp; tạo điều kiện cho một số tổ chức, DN nước ngoài tham dự, trình diễn một số ứng dụng công nghệ mới, có khả năng tiếp cận với thị trường của tỉnh, làm cơ sở cho các DN trên địa bàn tỉnh có cơ hội trao đổi, giao lưu, phát triển KH&CN, trong đó tận dụng các nguồn lực là thế mạnh của mỗi bên. Thường xuyên tổ chức hội thảo, diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, góp phần nâng cao năng lực quản lý, hỗ trợ phát triển khởi nghiệp cho các tổ chức, cá nhân. Hàng năm tổ chức khảo sát, hướng dẫn, hỗ trợ các DN tiềm năng phát triển thành DN KH&CN. Giai đoạn 2018 - 2022 đã cấp giấy chứng nhận cho 4 DN đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận DN KH&CN. UBND các huyện đã phê duyệt triển khai 12 nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở sử dụng kinh phí KH&CN được cấp hàng năm để bố trí xây dựng, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm đặc sản của địa phương.

Hiện, Quỹ phát triển KH&CN tỉnh có vốn điều lệ 3.312 triệu đồng, đang cho vay và quản lý 6 dự án với số vốn 1.551 triệu đồng. 5 năm qua, ngành KH&CN đã hỗ trợ cho 44 tổ chức thực hiện thành công hoạt động đăng ký bảo hộ 59 nhãn hiệu hàng hóa và 4 kiểu dáng công nghiệp. Tư vấn, hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và sáng chế cho hơn 100 lượt DN, tổ chức, cá nhân; hướng dẫn thủ tục gia hạn hiệu lực cho 2 nhãn hiệu tập thể; hướng dẫn thủ tục thay đổi thông tin chủ sở hữu cho 1 nhãn hiệu tập thể. Hỗ trợ cấp 21 mã số vùng trồng và 9 cơ sở đóng gói đảm bảo duy trì theo các tiêu chuẩn quy định. Hỗ trợ kinh phí 220 triệu đồng xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho 40 văn bằng sở hữu công nghiệp của 35 DN, hợp tác xã, hộ kinh doanh...

Mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng sự phát triển của thị trường KH&CN vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Hoạt động trên thị trường KH&CN chủ yếu là tìm kiếm mua bán máy móc, thiết bị, chưa có nhiều giao dịch mua bán công nghệ, bản quyền công nghệ…

Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Thúc đẩy hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ, thời gian tới, ngành KH&CN tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về chuyển giao công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhiệm vụ KH&CN theo hướng nâng cao chất lượng kết quả nghiên cứu để đưa vào ứng dụng thực tế, đồng thời chuyển hóa các tài sản trí tuệ và kết quả nghiên cứu vào thực tế. Theo đó, cần xây dựng các cơ chế, chính sách để tập trung hỗ trợ giảm bớt các chi phí giao dịch; phát triển tổ chức trung gian, môi giới về chuyển giao công nghệ… Hỗ trợ đào tạo, phát triển đội ngũ nghiên cứu, cán bộ quản lý nhà nước về phát triển thị trường KH&CN. Nâng cao công tác phối hợp giữa các bộ, ngành của Trung ương với các đơn vị quản lý nhà nước về phát triển thị trường KH&CN tại các địa phương.

Đinh Thắng

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/12/189560/thuc-day-hoat-dong-ung-dung,-chuyen-giao-cong-nghe.htm