Thúc đẩy thực hành ESG, tránh bị cô lập trong tiến trình phát triển

Trong bối cảnh đầu tư hiện nay, các yếu tố ESG không còn là tùy chọn mà đã trở thành yếu tố thiết yếu để thúc đẩy tăng trưởng...

Ứng dụng ESG hoặc ít nhất là thấm nhuần tư tưởng của bộ tiêu chí ESG trong điều hành doanh nghiệp là một hướng tiếp cận quan trọng giúp cho doanh nghiệp phát triền bền vững.

Ứng dụng ESG hoặc ít nhất là thấm nhuần tư tưởng của bộ tiêu chí ESG trong điều hành doanh nghiệp là một hướng tiếp cận quan trọng giúp cho doanh nghiệp phát triền bền vững.

Chia sẻ tại Hội thảo "Tìm động lực tăng trưởng từ ESG" do Báo Đầu tư phối hợp với Công ty TNHH Hệ thống và Giải pháp WBS tổ chức mới đây, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết phát triển xanh đã trở thành xu hướng bao trùm trên phạm vi toàn cầu và doanh nghiệp không thể đứng ngoài "cuộc chơi" để tránh bị cô lập và bị loại trong tiến trình phát triển.

THƯỚC ĐO "XANH" TỪ ESG

Theo Thứ trưởng, thúc đẩy tăng trưởng xanh đang là một trong những vấn đề then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia cũng như doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Trong đó, ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) là bộ tiêu chuẩn đo lường, đánh giá phát triển bền vững của doanh nghiệp.

"Các doanh nghiệp lớn đều tích hợp tiêu chí ESG trong quá trình phát triển và đây là cuộc chơi bắt buộc với các doanh nghiệp nếu muốn đi dài hơi”, Thứ trưởng cho biết.

Ở Việt Nam tăng trưởng xanh, hướng đến thịnh vượng kinh tế, bền vững môi trường, công bằng xã hội không chỉ là lựa chọn tất yếu, mà là để bắt kịp xu thế thế giới, nhằm thực hiện cam kết mang tính bước ngoặt lịch sử là đưa phải thác ròng về 0 vào năm 2050.

"Việt Nam cũng đang trong quá trình phát triển vì vậy cần giải bài toán vừa phải giữ nhịp độ tăng trưởng cao, nhưng vẫn phải phát triển bền vững", Thứ trưởng Nguyễn Bích Ngọc nói và cho rằng doanh nghiệp Việt nếu muốn tiếp tục tham gia vào các thị trường lớn thì phải nhận diện được những quy định liên quan đến ESG, nếu không sẽ đánh mất tiềm năng hội nhập vào chuỗi giá trị quốc tế.

Dẫn kết quả khảo sát của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Nguyễn Tú Anh, Giám đốc Trung tâm thông tin, Phân tích và Dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương cho biết mặc dù ô nhiễm môi trường ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, song mức độ hiểu biết của doanh nghiệp về các quy định môi trường còn thấp.

Chỉ có 31,8% doanh nghiệp tư nhân trong nước cho biết họ hiểu rõ các quy định môi trường, dù đến 68% doanh nghiệp cho biết đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi biến đổi khí hậu.

Các chuyên gia chia sẻ tại hội thảo.

Các chuyên gia chia sẻ tại hội thảo.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu nghiêm trọng, môi trường kinh tế toàn cầu có nhiều bất định, ứng dụng ESG hoặc ít nhất là thấm nhuần tư tưởng của bộ tiêu chí ESG trong điều hành doanh nghiệp, theo ông Nguyễn Tú Anh, sẽ là một hướng tiếp cận quan trọng giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững.

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP LÀ ĐIỂM THEN CHỐT

Theo ông Matthew Smith, Giám đốc nghiên cứu, Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam, thực hành ESG sẽ giúp doanh nghiệp tăng cường đáng kể lợi nhuận và dòng tiền của công ty thông qua quản lý rủi ro nâng cao. Bằng cách giảm thiểu các rủi ro liên quan đến tác động môi trường, trách nhiệm xã hội và quản trị doanh nghiệp, các công ty có thể tạo ra một dòng tiền ổn định và dự đoán được hơn.

"Sự giảm rủi ro này chuyển thành tỷ lệ chiết khấu thấp hơn trên dòng tiền tương lai, dẫn đến giá trị hợp lý cao hơn cho công ty. Nói đơn giản, thị trường đánh giá cao các công ty này hơn vì chúng được coi là các khoản đầu tư an toàn hơn với tương lai bền vững", ông Matthew phân tích.

Theo quan điểm của tôi, "yếu tố 'G' trong ESG - quản trị doanh nghiệp là yếu tố then chốt. Quản trị doanh nghiệp là nền tảng mà trên đó trách nhiệm môi trường và xã hội được xây dựng. Nếu không có quản trị mạnh mẽ, các nỗ lực trong bền vững môi trường và trách nhiệm xã hội có thể bị thất bại", ông Matthew Smith nhấn mạnh.

Quản trị doanh nghiệp tốt đảm bảo rằng một công ty được quản lý tốt, minh bạch và có trách nhiệm. Nó tạo tiền đề cho các thực hành môi trường và xã hội vững chắc được phát triển và nảy nở.

Các yếu tố ESG đóng vai trò quan trọng trong việc định hình các quyết định tài chính và định giá công ty. Bằng cách đón nhận quản trị mạnh mẽ, các công ty không chỉ nâng cao hiệu suất ESG của mình, mà còn đảm bảo vị trí của họ như là các cơ hội đầu tư hấp dẫn. Các nhà đầu tư, theo đó, có thể mong đợi các khoản đầu tư ổn định, bền vững và có lợi nhuận cao hơn.

Cũng nói về tầm quan trọng của yếu tố "G", bà Bùi Thu Thủy, Phó cục trưởng phụ trách Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, nhận thức sự cần thiết của ESG trong doanh nghiệp ngày càng gia tăng, nhưng làm thế nào và làm từ đâu, có lợi ích gì hơn ko, thì hiện nhiều doanh nghiệp chưa rõ.

Bà Thủy cho rằng, trong cả 3 yếu tố ESG thì yếu tố G (Quản trị) là khó khăn mệt mỏi nhất. Khi đến doanh nghiệp, chúng tôi rất muốn cải thiện quản trị doanh nghiệp tại đó nhưng còn nhiều khó khăn và gặp rất nhiều lực cản.

"Đạt được G thì mới dễ thực hiện các yếu tố E và S", bà Thủy nói thêm.

Cùng quan điểm, ông Phan Đăng Bảo, chuyên gia phát triển bền vững, Công ty cổ phần Tái chế nhựa Lam Trân cho biết, doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí hoạt động thông qua việc nâng cao yếu tố G trong ESG.

"Ngay từ những ngày đầu thành lập, Lam Trân luôn hướng tới các giải pháp bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể tối ưu và bảo vệ nguồn tài nguyên. Trong đó, để đảm bảo chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào, Lam Trân phải xây dựng tiêu chuẩn cho nguồn phế liệu đầu vào, đồng thời xây dựng đội ngũ thu gom và phân loại trong nước, đi tới từng hiện trường, từng điểm thu gom để khảo sát, đánh giá và đưa ra các phương án hiệu quả nhất. Nhờ đó doanh nghiệp vừa đảm bảo yếu tố G"

Dù mong muốn mở rộng kế hoạch kinh doanh mới song theo ông Bảo, doanh nghiệp bị giới hạn nguồn lực và cần có thêm nhiều hỗ trợ để phát triển hệ thống thu gom, xây dựng các cơ sở thu gom và phân loại chính thống.

Anh Nhi

Nguồn VnEconomy: https://vneconomy.vn/thuc-day-thuc-hanh-esg-tranh-bi-co-lap-trong-tien-trinh-phat-trien.htm