Thúc đẩy 'trụ cột xã hội' với doanh nghiệp nhỏ và vừa

ESG là đòi hỏi ngày càng trở nên quan trọng trong hội nhập thị trường toàn cầu và quản lý hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

Chương trình Tập huấn cho các cơ quan truyền thông về phát triển bền vững năm 2024 do VCCI tổ chức. Ảnh: Quốc Tuấn

Chương trình Tập huấn cho các cơ quan truyền thông về phát triển bền vững năm 2024 do VCCI tổ chức. Ảnh: Quốc Tuấn

Trong đó, "S" (Social) – trụ cột xã hội – đóng vai trò quan trọng phản ánh cách doanh nghiệp tương tác và tác động đến các bên liên quan trong xã hội như nhân viên, khách hàng, cộng đồng, và các đối tác kinh doanh. Yếu tố này không chỉ là những yêu cầu vận hành bề ngoài mà còn là sự phản ánh của các giá trị và đạo đức sâu sắc của doanh nghiệp. Với sự phát triển của các tiêu chuẩn ESG, yếu tố xã hội đã trở thành một tiêu chí đánh giá quan trọng mà nhà đầu tư, đối tác, và người tiêu dùng quan tâm.

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) cũng không ngoại lệ; họ cần phải chú trọng đến các yếu tố xã hội để có thể tồn tại và phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh.

Các tiêu chuẩn "S" trong ESG bao gồm một loạt các yêu cầu xã hội mà doanh nghiệp cần tuân thủ và phát triển, nhằm đảm bảo hoạt động bền vững và có trách nhiệm với xã hội. Một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất là việc đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và công bằng.

Yếu tố thứ hai của S đó là chống phân biệt đối xử và thúc đẩy bình đẳng giới.

Phần thứ ba của S cũng đòi hỏi doanh nghiệp duy trì mối quan hệ tốt với cộng đồng địa phương, thông qua các hoạt động từ thiện, hỗ trợ giáo dục, y tế... nhằm kiến tạo giá trị chung cho toàn xã hội.
Tiêu chuẩn S cũng như hai tiêu chuẩn khác trong ESG đã tạo ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) do hạn chế về nguồn lực. Tuy nhiên, các hạn chế này không có nghĩa SME không thể thực hiện được, mà trái lại, doanh nghiệp có thể bắt đầu từ những bước nhỏ nhưng hiệu quả.

Đầu tiên, SME cần xây dựng và thực hiện các chính sách và quy trình đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và công bằng. Đồng thời, họ cũng nên chú trọng đến việc đảm bảo lương thưởng công bằng và các chính sách hỗ trợ nhân viên như bảo hiểm y tế và các chế độ nghỉ phép.

Thứ hai, SME cần phát triển các hoạt động liên quan đến đào tạo và phát triển nhân viên. Đồng thời, doanh nghiệp cũng nên xây dựng văn hóa công ty đa dạng và bao trùm, nơi mà mọi nhân viên đều cảm thấy được tôn trọng và có cơ hội phát triển. Cách tiếp cận này mang lại giá trị kép cho doanh nghiệp 01- tuân thủ ESG và 02- Gia tăng năng suất và hiệu suất của doanh nghiệp.

Cuối cùng, việc tham gia và đóng góp vào các hoạt động cộng đồng cũng là một phần quan trọng của trụ cột S. SME có thể thực hiện các chương trình từ thiện, hỗ trợ giáo dục, y tế hoặc các hoạt động bảo vệ môi trường tại địa phương liên quan tới hoạt động doanh nghiệp.

Hành trình ESG rất thách thức cho các doanh nghiệp SME. Hành trình này rất khó khăn nhưng được xã hội trân trọng ghi nhận những nỗ lực nhỏ bé của doanh nghiệp.

Cuối cùng, SME khi thu được những lợi ích vật chất từ các hoạt động hai cấp đội nói trên có thể mạnh dạn đầu tư thực hiện các dự án ESG mang lại giá trị cho cộng đồng và xã hội. Một doanh nghiệp muốn trường tồn với thời gian thì dứt khoát phải đi chung với những giá trị tốt đẹp của cộng đồng, xã hội và quốc gia.

Theo diendandoanhnghiep.vn

ThS. Vũ Tuấn Anh – Chuyển gia chuyển đổi số và ESG

Nguồn Tài Chính: http://tapchitaichinh.vn/thuc-day-tru-cot-xa-hoi-voi-doanh-nghiep-nho-va-vua.html