Thực hư những ngọn đèn không bao giờ tắt trong các cổ mộ

Trong các hầm mộ trên khắp thế giới, người ta lưu truyền việc tìm thấy những ngọn đèn vẫn sáng rực sau hơn nghìn năm khiến khoa học hiện đại cũng phải đau đầu.

Những căn mật thất chứa mộ cổ, đặc biệt là phần mộ của hoàng gia hay những quý tộc thời xưa luôn được bao quanh bởi những ngọn đèn, ngọn nến. Có những câu chuyện kể rằng, những ngọn đèn trong những ngôi mộ này có thể cháy sáng hàng ngàn năm!

Những căn mật thất chứa mộ cổ, đặc biệt là phần mộ của hoàng gia hay những quý tộc thời xưa luôn được bao quanh bởi những ngọn đèn, ngọn nến. Có những câu chuyện kể rằng, những ngọn đèn trong những ngôi mộ này có thể cháy sáng hàng ngàn năm!

Vào năm 527, Syria nằm dưới sự thống trị của đế quốc Đông La Mã. Các binh sĩ Đông La Mã đồn trú tại lãnh thổ Syria lúc đó đã phát hiện ra trong một hốc tường nọ tồn tại một ngọn đèn, bên ngoài được che bằng chiếc chụp rất tinh xảo.

Vào năm 527, Syria nằm dưới sự thống trị của đế quốc Đông La Mã. Các binh sĩ Đông La Mã đồn trú tại lãnh thổ Syria lúc đó đã phát hiện ra trong một hốc tường nọ tồn tại một ngọn đèn, bên ngoài được che bằng chiếc chụp rất tinh xảo.

Chiếc chụp này dường như được thiết kế để chắn gió. Theo văn khắc được phát hiện vào thời điểm ấy, ngọn đèn đã được thắp từ năm 27, đồng nghĩa với việc, ngọn đèn đã bền bỉ "sống" suốt 500 năm! Nhưng thật đáng tiếc vì đám binh sĩ đã làm hỏng ngọn đèn, khiến hậu thế không thể lý giải nguyên lý hoạt động kỳ diệu của nó.

Chiếc chụp này dường như được thiết kế để chắn gió. Theo văn khắc được phát hiện vào thời điểm ấy, ngọn đèn đã được thắp từ năm 27, đồng nghĩa với việc, ngọn đèn đã bền bỉ "sống" suốt 500 năm! Nhưng thật đáng tiếc vì đám binh sĩ đã làm hỏng ngọn đèn, khiến hậu thế không thể lý giải nguyên lý hoạt động kỳ diệu của nó.

Một sử gia Hy Lạp từng ghi chép về ngọn đèn không bao giờ tắt tại một đền thờ thần Mặt trời Ai Cập. Ngọn đèn này vẫn sáng rực hàng thế kỷ mặc cho mưa to, gió lớn. St Augustine, nhà triết học và thần học La Mã, mô tả một đền thờ Ai Cập linh thiêng thờ Thần Vệ Nữ nơi có một ngọn đèn mà dù gió hay nước cũng không dập tắt được.

Một sử gia Hy Lạp từng ghi chép về ngọn đèn không bao giờ tắt tại một đền thờ thần Mặt trời Ai Cập. Ngọn đèn này vẫn sáng rực hàng thế kỷ mặc cho mưa to, gió lớn. St Augustine, nhà triết học và thần học La Mã, mô tả một đền thờ Ai Cập linh thiêng thờ Thần Vệ Nữ nơi có một ngọn đèn mà dù gió hay nước cũng không dập tắt được.

Năm 140 SCN, trong lăng mộ của Pallas, con trai một vị vua La Mã cổ đại, người ta tìm thấy một ngọn đèn đang cháy. Nó đã liên tục cháy sáng trong hơn 2000 năm. Dập nước hay thổi vào ngọn lửa cũng không thể dập tắt nó. Cách duy nhất khiến đèn tắt là rút hết thứ chất lỏng kỳ lạ chứa trong bát đèn ra ngoài.

Năm 140 SCN, trong lăng mộ của Pallas, con trai một vị vua La Mã cổ đại, người ta tìm thấy một ngọn đèn đang cháy. Nó đã liên tục cháy sáng trong hơn 2000 năm. Dập nước hay thổi vào ngọn lửa cũng không thể dập tắt nó. Cách duy nhất khiến đèn tắt là rút hết thứ chất lỏng kỳ lạ chứa trong bát đèn ra ngoài.

Ở Trung Quốc cũng có các bản ghi chép lịch sử về những ngọn đèn không bao giờ tắt. Người ta tin rằng có những chiếc đèn như vậy nằm đâu đó trong lăng mộ của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Tuy nhiên, vì chưa ai tìm thấy vị trí chính xác của ngôi mộ, việc xác thực những ngọn đèn có còn sáng hay không vẫn còn bỏ ngỏ.

Ở Trung Quốc cũng có các bản ghi chép lịch sử về những ngọn đèn không bao giờ tắt. Người ta tin rằng có những chiếc đèn như vậy nằm đâu đó trong lăng mộ của Hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Tuy nhiên, vì chưa ai tìm thấy vị trí chính xác của ngôi mộ, việc xác thực những ngọn đèn có còn sáng hay không vẫn còn bỏ ngỏ.

Đến các hồ sơ khảo cổ về những ngọn đèn không bao giờ tắt được phát hiện tại các quốc gia phát triển thời cận và hiện đại như Anh, Pháp, Ý, … Ở Anh, có những ghi chép về những người từng có cơ hội thâm nhập vào bên trong những ngôi mộ cổ. Người ta nói rằng những ngọn đèn bên trong chúng đã tự động hủy khi bẫy bí mật được kích hoạt.

Đến các hồ sơ khảo cổ về những ngọn đèn không bao giờ tắt được phát hiện tại các quốc gia phát triển thời cận và hiện đại như Anh, Pháp, Ý, … Ở Anh, có những ghi chép về những người từng có cơ hội thâm nhập vào bên trong những ngôi mộ cổ. Người ta nói rằng những ngọn đèn bên trong chúng đã tự động hủy khi bẫy bí mật được kích hoạt.

Theo các ghi chép, trên thực tế, người cổ đại đã bảo quản những ngọn đèn này, nhưng lạ lùng thay, ít lâu sau khi được tìm ra, chúng nhanh chóng bị phá hủy bởi cách này hoặc cách khác.

Theo các ghi chép, trên thực tế, người cổ đại đã bảo quản những ngọn đèn này, nhưng lạ lùng thay, ít lâu sau khi được tìm ra, chúng nhanh chóng bị phá hủy bởi cách này hoặc cách khác.

Sau nhiều năm, bí ẩn về những ngọn đèn không tắt chưa hề được giải mã. Hậu thế vẫn miệt mài tìm kiếm lời giải cho những câu hỏi hãy còn bỏ ngỏ: “Liệu những ngọn đèn kia có phải là minh chứng rõ rệt cho trình độ khoa học kỹ thuật cực cao của người xưa?” và “Tổ tiên chúng ta đã phát minh ra chúng như thế nào?”...

Sau nhiều năm, bí ẩn về những ngọn đèn không tắt chưa hề được giải mã. Hậu thế vẫn miệt mài tìm kiếm lời giải cho những câu hỏi hãy còn bỏ ngỏ: “Liệu những ngọn đèn kia có phải là minh chứng rõ rệt cho trình độ khoa học kỹ thuật cực cao của người xưa?” và “Tổ tiên chúng ta đã phát minh ra chúng như thế nào?”...

Theo một số nhà khảo cổ, bí mật của những ngọn đèn không tắt này đến từ phốt pho trắng. Khi đột nhập vào những ngôi mộ vốn thiếu không khí trong hàng ngàn năm nay lại được đón nhận những luồng oxi từ bên ngoài vào. Lúc này, những ngọn đèn được bôi phốt pho trắng bên trên lập tức xuất hiện phản ứng hóa học và cháy sáng lên khi gặp oxi.

Theo một số nhà khảo cổ, bí mật của những ngọn đèn không tắt này đến từ phốt pho trắng. Khi đột nhập vào những ngôi mộ vốn thiếu không khí trong hàng ngàn năm nay lại được đón nhận những luồng oxi từ bên ngoài vào. Lúc này, những ngọn đèn được bôi phốt pho trắng bên trên lập tức xuất hiện phản ứng hóa học và cháy sáng lên khi gặp oxi.

Điều nay khiến chúng ta lầm tưởng rằng ánh sáng từ những ngọn đèn đó đã được duy trì trong 1 khoảng thời gian tương đương với “tuổi đời” của những ngôi mộ cổ. Nhưng trên thực tế, thứ ánh sáng ấy chỉ mới được “hồi sinh” trở lại khi họ đột nhập vào mật thất chứa những ngôi mộ mà thôi!

Điều nay khiến chúng ta lầm tưởng rằng ánh sáng từ những ngọn đèn đó đã được duy trì trong 1 khoảng thời gian tương đương với “tuổi đời” của những ngôi mộ cổ. Nhưng trên thực tế, thứ ánh sáng ấy chỉ mới được “hồi sinh” trở lại khi họ đột nhập vào mật thất chứa những ngôi mộ mà thôi!

Một quan điểm khác lại cho rằng, tuy có nhiều ghi chép, nhưng trên thực tế, con người chưa tận mắt trông thấy ngọn đèn kỳ lạ này. Thêm nữa, năng lượng để đèn thắp sáng hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm cũng trái ngược hoàn toàn với Định luật bảo toàn năng lượng được nhân loại công nhận.

Một quan điểm khác lại cho rằng, tuy có nhiều ghi chép, nhưng trên thực tế, con người chưa tận mắt trông thấy ngọn đèn kỳ lạ này. Thêm nữa, năng lượng để đèn thắp sáng hàng trăm, thậm chí hàng ngàn năm cũng trái ngược hoàn toàn với Định luật bảo toàn năng lượng được nhân loại công nhận.

Mời các bạn xem video: Phát hiện ngôi mộ cổ hơn 1.400 năm. Nguồn: HTTV.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/thuc-hu-nhung-ngon-den-khong-bao-gio-tat-trong-cac-co-mo-1643394.html