Tử Cấm Thành là trung tâm quyền lực, chính trị dưới thời nhà Minh và nhà Thanh trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Do là nơi ở của 24 hoàng đế và hậu cung nên cung điện hoàng gia tráng lệ với bề dày lịch sử này gắn liền với nhiều bí ẩn gây tò mò.
Trong số này, người ta lưu truyền tin đồn rằng, các hoàng đế sống trong Tử Cấm Thành đã sử dụng hơn 60 tấn tiết lợn mỗi năm cho các nghi lễ trừ tà, xua đuổi vận rủi.
Từ đây, nhiều người tò mò liệu đây có phải sự thật. Trước vấn đề này, các nhà nghiên cứu, chuyên gia lịch sử đã bắt tay vào tìm hiểu nhằm có được câu trả lời.
Theo các nhà nghiên cứu, việc sử dụng tiết lợn trong Tử Cấm Thành thời phong kiến không hoàn toàn vì mục đích trừ tà.
Một số ghi chép, sử liệu có đề cập đến việc người xưa tạo ra màu sơn đỏ ở các bức tường trong cung điện này từ 2 nguyên liệu chính là máu lợn và chu sa.
Hai thành phần trên được cho là giúp màu sắc của các bức tường trong Tử Cấm Thành lâu phai màu. Nhờ vậy, cung điện có màu sắc tươi sáng trong thời gian dài.
Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, các triều đại phong kiến duy trì nhiều nghi lễ tôn giáo.
Trong số này, hoàng đế và triều đình thực hiện các nghi lễ xua đuổi tà ma, cầu phúc... với mong ước đất nước hưng thịnh, quốc thái dân an.
Nhà Minh và nhà Thanh cũng thực hiện các nghi lễ trên trong Tử Cấm Thành. Tiết lợn được dùng trong các nghi lễ này nhưng với số lượng không lớn.
Tuy nhiên, triều đình nhà Minh và nhà Thanh không sử dụng tới 60 tấn huyết lợn mỗi năm như lời đồn. Đây chỉ là con số được thổi phồng một cách quá mức.
Mời độc giả xem video: Giải mã cách người xưa di chuyển trăm tấn đá xây Tử Cấm Thành.
Tâm Anh (TH)