Thực trạng triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền tại các địa phương
Sau hơn một năm triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, ngành Thuế đã thu được những kết quả rất đáng khích lệ.
Những thành tựu tích cực này là tiền đề cho việc mở rộng các giải pháp quản lý bán lẻ, chống thất thu thuế, tăng cường quản lý sử dụng hóa đơn điện tử, góp phần đẩy mạnh công tác chuyển đổi số.
Theo Tổng cục Thuế, kết quả triển khai giải pháp hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền ngày 15/12/2022 đến hết năm 2023, có 63/63 Cục Thuế đã triển khai việc rà soát đối tượng thuộc diện triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế và Tổng Cục Thuế đã lập kế hoạch triển khai cho năm 2023. Trong đó, có 57/63 Cục Thuế đạt, vượt chỉ tiêu phấn đấu 70% do Tổng cục Thuế giao trên kế hoạch đề ra. Một số Cục Thuế địa phương đạt kết quả về tổng thể tốt như: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Quảng Ninh.
Tính đến ngày 31/12/2023, cả nước đã có 40.355 cơ sở kinh doanh đã đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, chiếm 94,36% so với kế hoạch, số lượng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền là 104,8 triệu hóa đơn - bình quân đạt 2.597 hóa đơn/cơ sở kinh doanh. Kết quả theo từng giai đoạn tăng mạnh: ở giai đoạn 1 (đến hết tháng 3/2023) kết quả rà soát để đưa vào diện triển khai chỉ là 3.901 cơ sở kinh doanh thì kết quả rà soát của Cục Thuế đưa vào diện triển khai tính đến 31/12/2023 là 42.765 cơ sở kinh doanh tăng gấp 11 lần; xét về số lượng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã sử dụng ở giai đoạn 1 (đến hết tháng 3/2023) là 2,2 triệu hóa đơn thì đến 31/12/2023 là 104,8 triệu hóa đơn tăng gấp 47,6 lần.
Sau hơn một năm thực hiện hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, bước đầu đạt được những kết quả tích cực, làm tiền đề cho việc tiếp tục mở rộng triển khai các giải pháp nhằm quản lý lĩnh vực bán lẻ, chống thất thu thuế, mang lại hiệu quả kinh doanh và trải nghiệm của khách hàng. Các giải pháp hóa đơn điện tử từ máy tính tiền cũng đã trở nên phổ biến. Với người dân, cwo sở kinh doanh đều dần thích nghi, áp dụng giải pháp hóa đơn điện tử mới vào cuộc sống thường nhật.
Song song đó, Cục Thuế lập chỉ tiêu đến hết năm 2024, 100% cơ sở kinh doanh sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền. Trong đó, cơ sở kinh doanh thuộc diện triển khai năm 2024 phấn đấu hết Quý II đạt 30%, hết Quý III đạt 50% để tiến tới mục tiêu đạt 70% vào cuối năm 2024. Do vậy, gấp rút triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền là chiến lược trọng tâm của ngành thuế và doanh nghiệp nhằm tạo lập một môi trường kinh doanh minh bạch, hiện đại trong kinh tế số.
Chỉ tiêu và kế hoạch triển khai HĐĐT từ MTT đến hết năm 2024 (Nguồn: Tổng cục Thuế, Đồ họa: Văn Chung).
Từ góc độ quản lý nhà nước, việc triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền giúp Cục Thuế nâng cao khả năng giám sát, chống thất thu thuế hiệu quả. Các hóa đơn điện tử được khởi tạo tự động từ máy tính tiền và lưu trữ điện tử giúp tra soát hóa đơn thuận tiện, minh bạch; góp phần giảm thiểu các sai sót, tiết kiệm thời gian, chi phí quản lý.
Đối với doanh nghiệp, hóa đơn điện tử từ máy tính tiền là giải pháp quản lý tài chính hiệu quả, giảm bớt gánh nặng công việc liên quan đến xử lý giấy tờ, lưu trữ và bảo mật dữ liệu. Việc chuyển đổi sang hóa đơn điện tử từ máy tính tiền giúp doanh nghiệp cải thiện tốc độ xử lý giao dịch, hạn chế rủi ro và tăng cường sự minh bạch, từ đó cải thiện mối quan hệ với khách hàng, đối tác.
Cuối cùng, khách hàng hưởng lợi từ sự tiện lợi và an toàn mà hóa đơn điện tử từ máy tính tiền mang lại. Với hóa đơn điện tử, khách hàng có thể được truy cập mọi lúc mọi nơi, giúp quá trình thanh toán, xác minh dữ liệu trở nên nhanh chóng, dễ dàng. Điều này không những cải thiện trải nghiệm mua sắm mà còn góp phần vào bảo vệ môi trường thông qua việc giảm thiểu sử dụng giấy.
Đồng hành cùng ngành thuế và doanh nghiệp trên hành trình số hóa, Công ty Cổ phần MISA (MISA) đã phát triển bộ giải pháp triển khai toàn diện hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ theo Thông tư 78/2021/TT-BTC, Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Bộ giải pháp của MISA giúp doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ quy định về HĐĐT từ MTT (Ảnh: MISA).
Trong đó, phần mềm hóa đơn điện tử từ máy tính tiền MISA meInvoice được tích hợp trên phần mềm kế toán và bán hàng, đảm bảo tính tương thích, hạn chế lỗi - xung đột, giúp liên thông dữ liệu, tăng cường bảo mật. Bên cạnh đó, MISA meInvoice có thể kết nối với tất cả các phần mềm bán hàng phổ biến như Phần mềm quản lý nhà hàng MISA CukCuk, Nền tảng quản lý bán hàng đa kênh MISA eShop giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh dễ dàng tích hợp và vận hành. Thông qua phần mềm quản lý bán hàng của MISA, hóa đơn bán hàng trong ngày được tự động gửi lên cơ quan thuế theo quy định. Đồng thời, phần mềm cho phép xuất hóa đơn điện tử từ các sàn thương mại điện tử, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong thời đại số.
Hệ sinh thái giải pháp số của MISA hỗ trợ hộ kinh doanh, doanh nghiệp quản lý - vận hành chuyên nghiệp (Ảnh: MISA).
Với thế mạnh sản phẩm cốt lõi là tài chính – kế toán, MISA đã cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền hiệu quả, đảm bảo tuân thủ theo đúng các quy định, tiêu chuẩn của Nghị định 123 của Chính phủ…
Bên cạnh đó, MISA là doanh nghiệp được Tổng cục Thuế tín nhiệm, lựa chọn là một trong những đơn vị đầu tiên thành công ký hợp đồng triển khai cung cấp dịch vụ kết nối nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử. Điều này đã góp phần tạo lập một môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch, thuận lợi cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh lựa chọn đơn vị uy tín triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền.