Thuốc điều trị lao cột sống
Lao cột sống là tình trạng lao ở ngoài phổi, ảnh hưởng đến cột sống. Bệnh có thể gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách.
Lao cột sống là một bệnh nhiễm vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis ở cột sống. Đây là một bệnh lao ngoài phổi. Người bệnh thường bị đau lưng mạn tính, yếu tay, chân, thậm chí có thể bị cong cột sống hoặc tổn thương đốt sống.
Bệnh lao cột sống có thể khiến người bệnh đi lại khó khăn, chèn ép dây thần kinh, mất kiểm soát bàng quang, nhiễm trùng lan sang các bộ phận khác… Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán và điều trị sớm có thể ngăn ngừa những biến chứng này.
1. Các thuốc điều trị lao cột sống
Bệnh lao cột sống thường được điều trị như lao phổi.
1.1. Thuốc chống lao
- Isoniazid có hoạt tính cao chống lại vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis. Thuốc có khả năng hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và thẩm thấu tốt vào tất cả các dịch và khoang cơ thể.
Tác dụng phụ của thuốc có thể gây chán ăn, mệt mỏi, khô miệng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau thượng vị, vàng da, tăng men gan…
- Rifampin được dùng kết hợp với ít nhất 1 loại thuốc chống lao khác. Thuốc ức chế polymerase ribonucleic acid (RNA) phụ thuộc vào vi khuẩn (nhưng không phụ thuộc vào động vật có vú).
Tác dụng phụ có thể gặp: Nước tiểu, mồ hôi, nước mắt có màu đỏ.
- Pyrazinamidcó tác dụng diệt khuẩn đối với vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis trong môi trường axit. Thuốc được hấp thu tốt qua đường tiêu hóa và thẩm thấu tốt vào hầu hết các mô, bao gồm cả dịch não tủy.
Tác dụng phụthường gặp: Chán ăn, đau bụng, buồn nôn, nôn.
- Ethambutol có hoạt tính kìm khuẩn đối với Mycobacterium tuberculosis. Thuốc có khả năng hấp thu tốt qua đường tiêu hóa.
Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây tăng acid uric máu, sốt, đau khớp, giảm thị lực, đau đầu, các phản ứng ngoài da…
- Streptomycinđược sử dụng với các thuốc khác để trị lao.
Tác dụng phụ của thuốc thường là: Buồn nôn, nôn, đau bụng, có thể kích ứng, mẩn đỏ tại chỗ tiêm.
1.2. Các thuốc khác
Nếu dùng các thuốc trên không hiệu quả, có thể dùng một số thuốc khác để điều trị lao kháng thuốc. Bao gồm:
- Thuốc kanamycincó thể được dùng như thuốc lựa chọn thứ hai trong điều trị lao, nhưng nay ít dùng do đã có các thuốc khác an toàn hơn.
Tác dụng phụ của thuốc bao gồm: Gây độc tính trên thận, có thể ảnh hưởng đến thính giác.
- Thuốc capreomycin điều trị lao kháng thuốc có chủng vi khuẩn M. tuberculosis đã biết hoặc nhạy cảm với thuốc, đặc biệt là trong trường hợp đa kháng thuốc (kháng đồng thời với rifampicin và isoniazid) hoặc người bệnh không dung nạp với các thuốc chống lao hàng đầu.
Tác dụng phụ: gây độc cho thận, ù tai, mất thính giác, suy giảm chức năng gan…
- Pyrazinamidthường được dùng phối hợp với các thuốc chống lao khác để tăng hiệu quả điều trị.
Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây viêm gan, tăng acid uric trong máu, đau nhức mỏi khớp…
- Amikacin có thể được dùng điều trị lao đa kháng thuốc với liều thấp. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như ù tai, chóng mặt, mất thính lực khi dùng thuốc này.
- Thuốc fluoroquinolone có thể dùng trong trường hợp lao đa kháng thuốc. Thuốc làm giảm nguy cơ tái phát và lây lan thêm của bệnh lao kháng thuốc và nhạy cảm với thuốc.
Cùng với việc dùng thuốc, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối để giảm đau, ngăn ngừa tình trạng cột sống bị sụp thêm, trật khớp bệnh lý và các biến chứng thần kinh.
2. Phẫu thuật
Phẫu thuật thường được thực hiện khi cột sống bị biến dạng. Phẫu thuật chỉ được khuyên dùng khi bệnh nhân không đáp ứng với ít nhất 3 tuần dùng thuốc điều trị lao.
Phẫu thuật được thực hiện để loại bỏ phần thân đốt sống bị bệnh, mủ lao, loại bỏ các tổn thương, điều chỉnh các bất thường, hỗ trợ cột sống và giảm áp lực lên tủy sống.
3. Lưu ý khi điều trị lao cột sống
-Việc điều trị bệnh lao cột sống diễn ra theo từng giai đoạn theo phác đồ điều trị lao, cụ thể trên từng người bệnh.
- Luôn tuân thủ nguyên tắc điều trị: Đúng liều, đúng giờ, đủ thời gian.
- Ngừng thuốc sớm có thể làm giảm hiệu quả điều trị.
- Thường xuyên kiểm tra tình trạng toàn thân, tổn thương tại chỗ, sự tiến triển của bệnh và các tai biến của thuốc.
- Cần đến cơ sở y tế ngay khi có các triệu chứng sau: Ho dai dẳng (kéo dài hơn hai tuần), đau ngực, ho ra máu, mệt mỏi, yếu cơ, mất cảm giác thèm ăn, sốt và ớn lạnh.
Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/thuoc-dieu-tri-lao-cot-song-1692412210041341.htm