Thủy hử: Chiến tích chứng minh sức mạnh phi thường của Võ Tòng

Trong Thủy hử, tác giả Thi Nại Am muốn lột tả một sức mạnh phi thường của Võ Tòng thông qua việc nhân vật này đánh chết hổ bằng tay không.

Võ Tòng ngoại hiệu Hành Giả là một nhân vật trong tiểu thuyết Thủy hử. Võ Tòng cũng xuất hiện trong Kim bình mai – một tác phẩm dựa trên câu chuyện của Thủy hử, và một số tác phẩm khác.

Trong Thủy hử, Thi Nại Am đã rất ưu ái nhân vật Võ Tòng khi dành rất nhiều chương đặc sắc viết về vị hành giả này.

Trong Thủy hử, Thi Nại Am đã rất ưu ái nhân vật Võ Tòng khi dành rất nhiều chương đặc sắc viết về vị hành giả này.

Những sự tích như Võ Tòng đả hổ ở đồi Cảnh Dương; Võ Tòng sát tẩu (giết chị dâu Phan Kim Liên báo thù cho anh); Võ Tòng đánh Tây Môn Khánh; Võ Tòng say đánh Tưởng Môn Thần; hay máu nhuộm Uyên Ương lầu; diệt cướp Nhị Long sơn… đều là những đề tài làm say mê lòng người.

Trong đó sự tích Võ Tòng đả hổ ở đồi Cảnh Dương được xem là chiến tích đầu tiên làm cho tên tuổi của vị Hành Giả này vang danh khắp nơi.

Theo diễn biến truyện Thủy hử, Võ Tòng vốn xuất thân từ huyện Thanh Hà, phủ Đông Bình, tỉnh Sơn Đông. Từ nhỏ ông mồ côi cha mẹ và được anh ruột là Võ Đại Lang (hay Võ Thực) nuôi nấng dạy dỗ. Ông là người tráng kiện, oai hùng, mắt sáng như sao, mày ngài, ngực rộng, cơ bắp cuồn cuộn, cao 8 trượng. Lớn lên ông có võ nghệ cao cường, thường hay uống rượu, thích hành hiệp trượng nghĩa, nổi tiếng là con người nghĩa khí.

Do bất hòa với một quản sự phòng cơ mật của huyện Thanh Hà, Võ Tòng đang trong lúc say rượu đã đấm hắn một cú. Thấy hắn bất tỉnh, ông tưởng rằng mình đã giết người nên bỏ trốn đến quận Hoành Hải, nương nhờ Sài Tiến. Gần một năm sau, Võ Tòng biết tin tên quản sự chưa chết nên định tính quay về quê tìm anh trai, nhưng ông lại bị bệnh sốt rét nên chưa về được. Cùng thời điểm ấy anh em Tống Giang và Tống Thanh cũng đến gia trang của Sài Tiến. Tại đây Tống Giang và Tống Thanh đã chăm sóc bệnh tình của Võ Tòng và kết nghĩa anh em với ông. Đến khi Võ Tòng khỏe lại, cả ba người Tống Giang, Tống Thanh và Võ Tòng rời khỏi nhà Sài Tiến và hẹn nhau gặp lại.

Võ Tòng gặp hổ ở đồi Cảnh Dương.

Trên đường về quê thăm anh, khi đi ngang qua huyện Dương Cốc (nay là thành phố Liễu Thành), Võ Tòng ghé vào một tửu quán, bên ngoài ghi là "Uống 3 chén không nên qua đồi". Võ Tòng vốn thích rượu, thấy dòng chữ này rất khó chịu, hỏi tại sao thì chủ quán kể trên đồi có con hổ thành tinh chuyên ăn thịt người trên đồi Cảnh Dương, ai uống quá say không nên đi qua đó. Võ Tòng nghe vậy rất phẫn nộ, uống một mạch hết rượu trong quán.

Chiều hôm đó, Võ Tòng đang trong cơn say, một mình cầm gậy lên đồi tìm hổ. Sớm hôm sau gặp hổ, ông cầm gậy vờn với mãnh thú tới tối. Đến lúc trời chạng vạng sáng, sau khi dùng nhiều mưu kế mà không được, ông vứt gậy, một tay nhận đầu hổ xuống đất, một tay đấm, con hổ vỡ đầu chết tươi.

Nhờ chuyện này Võ Tòng được huyện lệnh của vùng phong chức Đô đầu.

Về sau Võ Tòng làm thủ lĩnh núi Nhị Long và sau đó tụ nghĩa ở Lương Sơn Bạc. Khi ở Lương Sơn, Võ Tòng là đầu lĩnh thứ 14, được sao Thiên Thương Tinh chiếu mệnh.

Video: Võng Tòng đả hồi ở đồi Cảnh Dương.

Quốc Tiệp (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/thuy-hu-chien-tich-chung-minh-suc-manh-phi-thuong-cua-vo-tong-a506484.html