Tích cực tuyên truyền, góp phần xây dựng nếp sống văn minh, gìn giữ bình yên cho địa bàn Thủ đô
Thực hiện Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Kế hoạch của UBND TP Hà Nội về phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020, công tác PBGDPL trên địa bàn TP Hà Nội quý III-2020 đã đạt được nhiều kết quả tốt.
Về công tác Phòng chống tham nhũng, trong quý III- 2020, Sở Tư pháp đã tổ chức 3 Hội nghị tuyên truyền, phổ biến nội dung cơ bản Luật Phòng, chống tham những năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành tại một số đơn vị như UBND quận Hà Đông, UBND huyện Quốc Oai và UBND phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân.
Sở Tư pháp đã tham mưu UBND TP ban hành Kế hoạch và tổ chức thành công cuộc thi “Báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật giỏi về pháp luật phòng chống tham nhũng” dưới hình thức xây dựng video bài giảng, video hùng biện theo chủ đề pháp luật về phòng, chống tham nhũng tới 30 quận, huyện, thị xã và 7 đơn vị cấp TP (CA TP, Bộ Tư lệnh Thủ đô, TAND TP, VKSND TP, Cục THS dân sự và Hội Luật gia TP) tới đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp TP, cấp huyện, đội ngũ tuyên truyền viên ở cơ sở.
Công tác CCHC trên địa bàn TP đã bám sát chỉ đạo của Thành ủy; trong đó 100% VBQPPL do TP ban hành; TTHC được cập nhật công khai trên Cổng giao tiếp điện tử TP; đẩy mạnh việc tuyên truyền các TTHC đang thực hiện thông qua DVC trực tuyến kết hợp hướng dẫn các bước thực hiện trên DVC trực tuyến của TP, của quốc gia để tăng cường tỷ lệ sử dụng DVC trực tuyến, nhất là thời điểm cao điểm phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Công tác đảm bảo trật tự, văn minh đô thị, trật tự ATGT được TP quan tâm, đẩy mạnh. Các nội dung của Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia, Luật Giao thông đường bộ, Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, các biện pháp tuân thủ phòng, chống dịch khi tham gia phương tiện giao thông công cộng được tuyên truyền qua nhiều hình thức đã đem lại hiệu quả tích cực; giúp nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô; tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực về hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành, thi hành công vụ; ý thức chấp hành pháp luật của người dân Thủ đô, góp phần giữ vững ANTT trên địa bàn.
Về công tác phòng chống tội phạm và TNXH, thời gian qua, các cấp, các ngành của TP tiếp tục tổ chức các đợt phát động Phong trào Toàn dân bảo vệ ANTQ, phòng, chống tội phạm; đẩy mạnh công tác tuyên truyền PBGDPL về phòng, chống tội phạm… Biểu dương các gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt trong đấu tranh phòng chống tội phạm và TNXH, từ đó nâng cao ý thức phòng ngừa tội phạm của người dân.
Việc tuyên truyền hai bộ Quy tắc ứng xử trên địa bàn TP được đẩy mạnh. Cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính. Người dân thực hiện tốt bộ Quy tắc ứng xử, nhất là trong các lễ hội. Đợt cao điểm phòng chống Covid-19, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn luôn thực hiện tốt các quy định về phòng chống dịch, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong khó khăn.
Quý III, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giời và ở nước ta vẫn tiếp tục có diễn biến phức tạp, Hội đồng phối hợp PBGDP đã tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập trung vào các hành vi vi phạm và chế tài xử lý gây bức xúc trong dư luận về phòng, chống dịch như các hành vi cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, che giấu, không khai báo hoặc khai báo gian dối, không kịp thời các trường hợp mắc bệnh dịch; cố ý khai báo, thông tin sai sự thật, từ chối hoặc trốn tránh biện pháp cách ly theo quy định; phân biệt đối xử và đưa hình ảnh, thông tin tiêu cực về người mắc bệnh; không chấp hành các biện pháp phòng chống dịch bệnh…
Hội đồng cũng tích cực tuyên truyền về chế độ, quyền lợi đối với người áp dụng các biện pháp cách ly y tế, chế độ khám, điều trị đối với người mắc bệnh; tham gia công tác phòng, chống dịch; các quy định pháp luật về khai báo y tế đối với người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; tuyên truyền về các hình thức xử lý các hành vi lợi dụng dịch bệnh để trục lợi cá nhân; đầu cơ, tích trữ, buôn bán khẩu trang, dung dịch sát khuẩn, thuốc men, vật tư y tế trái phép… và đặc biệt là 13 hành vi, nhóm hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch với mức xử phạt cao nhất do Sở Tư pháp biên soạn.