Tiêm kích F-35 trở thành 'gót chân Achilles' của quân đội Mỹ

Không quân Mỹ đã thừa nhận vào tháng 2 năm nay rằng, máy bay chiến đấu tàng hình F-35 là một dự án thất bại và trở thành 'gót chân Achilles' của quân đội Mỹ.

Theo tờ Eurasia Times của Ấn Độ, tiêm kích tàng hình F-35 đã trở thành “gót chân Achilles” của Không quân Mỹ, trước sức mạnh không quân ngày càng tăng của Trung Quốc.

Theo tờ Eurasia Times của Ấn Độ, tiêm kích tàng hình F-35 đã trở thành “gót chân Achilles” của Không quân Mỹ, trước sức mạnh không quân ngày càng tăng của Trung Quốc.

Do chi phí vượt mức, chi phí vòng đời cao, các vấn đề bảo trì và một số lượng lớn các lỗi kỹ thuật, máy bay tàng hình F-35 và các dự án khác, như tàu khu trục lớp Zumwalt của Hải quân Mỹ và tàu chiến đấu ven biển Littoral, đều trở thành “cục nợ”của Quân đội Mỹ.

Do chi phí vượt mức, chi phí vòng đời cao, các vấn đề bảo trì và một số lượng lớn các lỗi kỹ thuật, máy bay tàng hình F-35 và các dự án khác, như tàu khu trục lớp Zumwalt của Hải quân Mỹ và tàu chiến đấu ven biển Littoral, đều trở thành “cục nợ”của Quân đội Mỹ.

Những sai lầm này xảy ra trong quá trình sửa đổi chiến lược cơ bản của quân đội Mỹ; sau hàng chục năm chiến đấu với lực lượng khủng bố và quân nổi dậy, người ta phát hiện ra rằng, Quân đội Mỹ còn nhiều thiếu sót trong cuộc cạnh tranh với các “đối thủ quyền lực truyền thống”.

Những sai lầm này xảy ra trong quá trình sửa đổi chiến lược cơ bản của quân đội Mỹ; sau hàng chục năm chiến đấu với lực lượng khủng bố và quân nổi dậy, người ta phát hiện ra rằng, Quân đội Mỹ còn nhiều thiếu sót trong cuộc cạnh tranh với các “đối thủ quyền lực truyền thống”.

Chiến đấu cơ F-35 đã phát triển thành một dự án máy bay chiến đấu xuyên quốc gia, do Bộ Quốc phòng Mỹ và tập đoàn hàng không vũ trụ Lockheed Martin đứng đầu và nhiều quốc gia đã tham gia phát triển và sản xuất các bộ phận.

Chiến đấu cơ F-35 đã phát triển thành một dự án máy bay chiến đấu xuyên quốc gia, do Bộ Quốc phòng Mỹ và tập đoàn hàng không vũ trụ Lockheed Martin đứng đầu và nhiều quốc gia đã tham gia phát triển và sản xuất các bộ phận.

Mục đích chính của dự án là chế tạo một chiến đấu cơ tàng hình, có chi phí vừa phải, giành cho tất cả các quân chủng (chỉ cần sửa đổi chút ít); nhằm thay thế các loại chiến đấu cơ thế hệ 4 từ cường kích A-10, đến tiêm kích hạng nhẹ F-16, tiêm kích hạm F/A-18 E/F và cả máy bay chiến đấu hạng nặng F-15C/D và F-15E.

Mục đích chính của dự án là chế tạo một chiến đấu cơ tàng hình, có chi phí vừa phải, giành cho tất cả các quân chủng (chỉ cần sửa đổi chút ít); nhằm thay thế các loại chiến đấu cơ thế hệ 4 từ cường kích A-10, đến tiêm kích hạng nhẹ F-16, tiêm kích hạm F/A-18 E/F và cả máy bay chiến đấu hạng nặng F-15C/D và F-15E.

Tuy nhiên “Ngày vui ngắn chẳng tày gang”, vào tháng 6/2019, máy bay chiến đấu F-35 đã bị giới chuyên gia chỉ là 13 điểm yếu chính, bao gồm lỗi hệ thống điều chỉnh áp suất buồng lái, sự cố camera quan sát ban đêm của màn hình mũ bay và radar mảng pha chủ động AN/APG-81 không thể có góc quét lớn hơn.

Tuy nhiên “Ngày vui ngắn chẳng tày gang”, vào tháng 6/2019, máy bay chiến đấu F-35 đã bị giới chuyên gia chỉ là 13 điểm yếu chính, bao gồm lỗi hệ thống điều chỉnh áp suất buồng lái, sự cố camera quan sát ban đêm của màn hình mũ bay và radar mảng pha chủ động AN/APG-81 không thể có góc quét lớn hơn.

Vũ khí trên F-35 cũng còn nhiều vấn đề phải bàn, khẩu pháo hàng không 25mm được trang bị trên phiên bản F-35B đã “tự bắn mình”, v.v. Vào đầu năm nay, động cơ F135 mà F-35 sử dụng “quá nhiệt”, khiến lớp phủ cánh quạt bị nứt.

Vũ khí trên F-35 cũng còn nhiều vấn đề phải bàn, khẩu pháo hàng không 25mm được trang bị trên phiên bản F-35B đã “tự bắn mình”, v.v. Vào đầu năm nay, động cơ F135 mà F-35 sử dụng “quá nhiệt”, khiến lớp phủ cánh quạt bị nứt.

Phiên bản F-35A dành cho Không quân Mỹ, sử dụng động cơ có giá khoảng 10,8 triệu USD; trong khi F-35B cất và hạ cánh thẳng đứng sử dụng động cơ phức tạp hơn và chi phí là 24 triệu USD. Giá thành của mỗi chiếc F-35A ít nhất phải lên tới 80 triệu USD; biến nó trở thành một trong những máy bay chiến đấu đắt nhất thế giới.

Phiên bản F-35A dành cho Không quân Mỹ, sử dụng động cơ có giá khoảng 10,8 triệu USD; trong khi F-35B cất và hạ cánh thẳng đứng sử dụng động cơ phức tạp hơn và chi phí là 24 triệu USD. Giá thành của mỗi chiếc F-35A ít nhất phải lên tới 80 triệu USD; biến nó trở thành một trong những máy bay chiến đấu đắt nhất thế giới.

Theo giới chuyên gia phân tích, ước tính rằng vào năm 2022, 5% đến 6% F-35 sẽ thiếu động cơ và đến năm 2025, 20% F-35 của Không quân sẽ phải ngừng hoạt động do các vấn đề về động cơ.

Theo giới chuyên gia phân tích, ước tính rằng vào năm 2022, 5% đến 6% F-35 sẽ thiếu động cơ và đến năm 2025, 20% F-35 của Không quân sẽ phải ngừng hoạt động do các vấn đề về động cơ.

Các nhà phân tích cho rằng, Bộ Quốc phòng Mỹ và Lockheed đang cố gắng để F-35 đảm nhận“quá nhiều” loại nhiệm vụ; điều này khiến thiết kế của máy bay trở nên quá phức tạp, dẫn đến tăng chi phí và chậm tiến độ.

Các nhà phân tích cho rằng, Bộ Quốc phòng Mỹ và Lockheed đang cố gắng để F-35 đảm nhận“quá nhiều” loại nhiệm vụ; điều này khiến thiết kế của máy bay trở nên quá phức tạp, dẫn đến tăng chi phí và chậm tiến độ.

Các nước như Anh, Italy, Canada và Australia là một số đối tác trong dự án F-35, trong khi Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bỉ và Singapore là những khách hàng tìm nguồn cung ứng nước ngoài. Với tư cách là đối tác, Thổ Nhĩ Kỳ đã bị Mỹ trục xuất khỏi dự án F-35, vì mua hệ thống tên lửa đất đối không S-400 của Nga.

Các nước như Anh, Italy, Canada và Australia là một số đối tác trong dự án F-35, trong khi Israel, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bỉ và Singapore là những khách hàng tìm nguồn cung ứng nước ngoài. Với tư cách là đối tác, Thổ Nhĩ Kỳ đã bị Mỹ trục xuất khỏi dự án F-35, vì mua hệ thống tên lửa đất đối không S-400 của Nga.

Với việc Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi dự án, Bộ Quốc phòng Mỹ và Lockheed sẽ phải tìm kiếm các nhà cung cấp khác cho khoảng 900 bộ phận và linh kiện mà nền công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ ký hợp đồng; điều này càng làm gia tăng chi phí của F-35.

Với việc Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi dự án, Bộ Quốc phòng Mỹ và Lockheed sẽ phải tìm kiếm các nhà cung cấp khác cho khoảng 900 bộ phận và linh kiện mà nền công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ ký hợp đồng; điều này càng làm gia tăng chi phí của F-35.

F-35 là biểu tượng cho một vấn đề nghiêm trọng, mà tổ hợp công nghiệp - quân sự Mỹ phải đối mặt, và lợi ích thương mại của những gã khổng lồ công nghiệp - quân sự này, hiện đang gây tổn hại đến an ninh quốc phòng của chính nước Mỹ.

F-35 là biểu tượng cho một vấn đề nghiêm trọng, mà tổ hợp công nghiệp - quân sự Mỹ phải đối mặt, và lợi ích thương mại của những gã khổng lồ công nghiệp - quân sự này, hiện đang gây tổn hại đến an ninh quốc phòng của chính nước Mỹ.

Bởi vì khả năng sản xuất công nghiệp quốc phòng của Nga và Trung Quốc, những đối thủ cạnh tranh của Mỹ hiện nay, không ngừng phát triển và cải thiện. Hiện tại Nga đã đưa mẫu Su-57 vào sản xuất loạt và sắp tới là loại máy bay chiến đấu tàng hình hạng nhẹ Su-75 Checkmate; trong khi đó Trung Quốc cũng có J-20 và J-31 đang trong quá trình phát triển. Nguồn ảnh: Pinterest.

Bởi vì khả năng sản xuất công nghiệp quốc phòng của Nga và Trung Quốc, những đối thủ cạnh tranh của Mỹ hiện nay, không ngừng phát triển và cải thiện. Hiện tại Nga đã đưa mẫu Su-57 vào sản xuất loạt và sắp tới là loại máy bay chiến đấu tàng hình hạng nhẹ Su-75 Checkmate; trong khi đó Trung Quốc cũng có J-20 và J-31 đang trong quá trình phát triển. Nguồn ảnh: Pinterest.

Được kỳ vọng quá nhiều, tiêm kích F-35 bị nhồi nhét một núi tính năng, vượt quá khả năng hoàn thiện của Mỹ và đồng minh. Nguồn: USAF.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tiem-kich-f-35-tro-thanh-got-chan-achilles-cua-quan-doi-my-1599026.html