Tiêm kích 'ma' của Liên Xô từng khiến phương Tây hốt hoảng thế nào?

Năm 1989, một tiêm kích MiG-23 của Liên Xô xâm nhập không phận Tây Âu mà không có phi công trong buồng lái. Sự việc bí ẩn về tiêm kích 'ma' này gây rúng động dư luận suốt thời gian dài.

Sự việc tiêm kích "ma" MiG-23 của Liên Xô xâm nhập không phận Tây Âu trong thời Chiến tranh Lạnh trở thành một sự kiện lớn thời đó. Vụ việc hy hữu này xảy ra vào ngày 4/7/1989.

Sự việc tiêm kích "ma" MiG-23 của Liên Xô xâm nhập không phận Tây Âu trong thời Chiến tranh Lạnh trở thành một sự kiện lớn thời đó. Vụ việc hy hữu này xảy ra vào ngày 4/7/1989.

Vào ngày hôm đó, đại tá phi công Liên Xô Nikolai Skurigin lái tiêm kích MiG-23 khi thực hiện chuyến bay huấn luyện như mọi lần. Thế nhưng, sau khi cất cánh từ sân bay Kolobzreg, Ba Lan được một khoảng thời gian ngắn, phi công Skurigin phát hiện động cơ tiêm kích gặp sự cố.

Vào ngày hôm đó, đại tá phi công Liên Xô Nikolai Skurigin lái tiêm kích MiG-23 khi thực hiện chuyến bay huấn luyện như mọi lần. Thế nhưng, sau khi cất cánh từ sân bay Kolobzreg, Ba Lan được một khoảng thời gian ngắn, phi công Skurigin phát hiện động cơ tiêm kích gặp sự cố.

Phi công Skurigin không thể khắc phục được sự cố này và biết chắc chiếc MiG-23 nguy cơ rơi cao. Vì vậy, ông quyết định nhảy dù khỏi máy bay trước khi nó lao xuống đất và nổ tung.

Phi công Skurigin không thể khắc phục được sự cố này và biết chắc chiếc MiG-23 nguy cơ rơi cao. Vì vậy, ông quyết định nhảy dù khỏi máy bay trước khi nó lao xuống đất và nổ tung.

Tuy nhiên, tiêm kích MiG-23 không rơi xuống đất ngay sau đó. Khi nhảy dù, phi công Skurigin nhìn thấy tiêm kích tự lấy lại độ cao và lao thẳng về không phận của NATO như đang có phi công điều khiển.

Tuy nhiên, tiêm kích MiG-23 không rơi xuống đất ngay sau đó. Khi nhảy dù, phi công Skurigin nhìn thấy tiêm kích tự lấy lại độ cao và lao thẳng về không phận của NATO như đang có phi công điều khiển.

Do đó, vào khoảng 9h32 sáng hôm đó, các trạm radar của NATO phát hiện chiếc MiG-23 của Liên Xô xâm nhập không phận châu Âu. Phi đội tiêm kích chiến thuật số 32 "Wolfhounds" - đơn vị không quân Mỹ đồn trú ở căn cứ không quân Soesterberg, Hà Lan phái 2 tiêm kích F-15C xuất kích, sẵn sàng bắn hạ chiếc máy bay đối phương khi có lệnh.

Do đó, vào khoảng 9h32 sáng hôm đó, các trạm radar của NATO phát hiện chiếc MiG-23 của Liên Xô xâm nhập không phận châu Âu. Phi đội tiêm kích chiến thuật số 32 "Wolfhounds" - đơn vị không quân Mỹ đồn trú ở căn cứ không quân Soesterberg, Hà Lan phái 2 tiêm kích F-15C xuất kích, sẵn sàng bắn hạ chiếc máy bay đối phương khi có lệnh.

Khi 2 tiêm kích F-15C đuổi kịp chiếc MiG-23 của Liên Xô thì phát hiện bên trong buồng lái không có phi công nào. Họ nhanh chóng báo cáo thông tin trên về sở chỉ huy.

Khi 2 tiêm kích F-15C đuổi kịp chiếc MiG-23 của Liên Xô thì phát hiện bên trong buồng lái không có phi công nào. Họ nhanh chóng báo cáo thông tin trên về sở chỉ huy.

Các phi công trên tiêm kích F-15C cũng nhận thấy tiêm kích MiG-23 không được trang bị vũ khí nên không phải là một mối đe dọa trực tiếp đối với các nước châu Âu.

Các phi công trên tiêm kích F-15C cũng nhận thấy tiêm kích MiG-23 không được trang bị vũ khí nên không phải là một mối đe dọa trực tiếp đối với các nước châu Âu.

Nếu 2 tiêm kích F-15C bắn hạ chiếc MiG-23 ngay lập tức thì nó sẽ rơi xuống khu vực dân cư và gây nguy hiểm, thiệt hại lớn cho dân thường. Vì vậy, sau khi được cấp trên phê chuẩn, 2 tiêm kích F-15C bay theo hộ tống và chờ đến khi nó đi qua không phận Hà Lan rồi tiến vào không phận Bỉ.

Nếu 2 tiêm kích F-15C bắn hạ chiếc MiG-23 ngay lập tức thì nó sẽ rơi xuống khu vực dân cư và gây nguy hiểm, thiệt hại lớn cho dân thường. Vì vậy, sau khi được cấp trên phê chuẩn, 2 tiêm kích F-15C bay theo hộ tống và chờ đến khi nó đi qua không phận Hà Lan rồi tiến vào không phận Bỉ.

Khi ấy, chiếc MiG-23 mất dần độ cao. Khi đến gần khu vực biên giới giữa Bỉ và Pháp, tiêm kích của Liên Xô đột ngột vút lên độ cao hơn 12.000m cho đến khi hết nhiên liệu và rơi xuống một trang trại ở Wevelgem, cách phía tây thủ đô Brussels 80 km.

Khi ấy, chiếc MiG-23 mất dần độ cao. Khi đến gần khu vực biên giới giữa Bỉ và Pháp, tiêm kích của Liên Xô đột ngột vút lên độ cao hơn 12.000m cho đến khi hết nhiên liệu và rơi xuống một trang trại ở Wevelgem, cách phía tây thủ đô Brussels 80 km.

Theo đó, tiêm kích "ma" của Liên Xô đã bay được gần 900 km mà không có phi công điều khiển trước khi rơi xuống đất và bốc cháy. Vụ việc này khiến một thanh niên Bỉ 18 tuổi thiệt mạng.

Theo đó, tiêm kích "ma" của Liên Xô đã bay được gần 900 km mà không có phi công điều khiển trước khi rơi xuống đất và bốc cháy. Vụ việc này khiến một thanh niên Bỉ 18 tuổi thiệt mạng.

Mời độc giả xem video: Thảm họa rơi máy bay tại Pakistan. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (theo RBTH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tiem-kich-ma-cua-lien-xo-tung-khien-phuong-tay-hot-hoang-the-nao-1733170.html