Tiếp tục phát huy giá trị nghệ thuật di sản

Bình Dương tuy không phải là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) - cải lương Nam bộ, nhưng đã từng xuất hiện những tài danh trong lĩnh vực sáng tác, biểu diễn sân khấu. Sau 10 năm ĐCTT được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Bình Dương là một trong số những tỉnh, thành có nhiều người tham gia bộ môn nghệ thuật này.

Ngày càng có nhiều người tham gia tìm hiểu học tập bộ môn ĐCTT

Trao truyền mạnh mẽ

Từ khi nghệ thuật ĐCTT Nam bộ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2013, phong trào ĐCTT trên địa bàn tỉnh cónhiều chuyển biến tích cực. Khắp nơi trong tỉnh thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động quảng bá, bảo tồn và phát huy giá trị bộ môn nghệ thuật này.

Bên cạnh các hội thi, hội diễn, liên hoan, chương trình giao lưu được tổ chức định kỳ hàng năm tại các địa phương, Bình Dương còn tổ chức các lớp truyền dạy ĐCTT rất thiết thực. Nghệ nhân nhân dân Thu Hồng cho biết hàng năm tỉnh đều tổ chức các lớp truyền dạy ĐCTT từ vỡ lòng đến nâng cao, thu hút nhiều học viên trong và ngoài tỉnh tham gia. Năm nay, Phân hội Sân khấu, Câu lạc bộ (CLB) ĐCTT tỉnh Bình Dương thuộc Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn ĐCTT (ca ra bộ). Lớp tập huấn có gần 30 học viên tham gia. Sau 2 tuần học tập các kỹ năng ca diễn, các học viên đã tham gia trình diễn chương trình báo cáo gồm 5 tiết mục.

Trước đó, vào đầu tháng 9-2023, trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương đã tổ chức lớp “Truyền dạy ca tài tử cho người dân” trên địa bàn tỉnh. Lớp học có 35 học viên là người mộ điệu đến từ các địa phương trong tỉnh. NSƯT Thạc sĩ Huỳnh Khải cho biết tuy xuất thân từ nhiều tầng lớp khác nhau, nhưng mọi người đều có chung một tình yêu và niềm đam mê âm nhạc dân tộc, nhất là với ĐCTT. Việc trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương là trường chuyên nghiệp đầu tiên tổ chức lớp truyền dạy ĐCTT như thếnày đã một lần nữa khẳng định sựđi đầu trong bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật di sản phi vật thể đại diện cho nhân loại của tỉnh.

Tích cực quảng bá

Với lợi thếvềtựnhiên, có cảnh quan sông Sài Gòn, kết hợp phố đi bộ, chợ đêm, TP.Thủ Dầu Một sở hữu một không gian văn hóa, không gian đi bộ, thưởng thức nghệ thuật rất lý tưởng cho người dân và du khách đến tham quan. Nhằm phát huy lợi thếnày, kết hợp với thực hiện tốt cuộc vận động “Xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị”, bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT, TP.Thủ Dầu Một đang làm rất tốt các hoạt động quảng bá ĐCTT.

Ông Nguyễn Văn Phương, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao TP.Thủ Dầu Một, chia sẻ thành phố sẽ tổ chức biểu diễn ĐCTT trên sông, một hình thức biểu diễn văn hóa nghệ thuật dân gian đặc sắc. Chương trình gồm có các bài bản tài tử, vọng cổ, tân cổ giao duyên, tân nhạc… qua các hình thức như đơn ca, song ca - tam ca… được trình diễn bởi các tài tử, nghệ nhân của CLB ĐCTT thành phố, các phường. Thông qua hoạt động này nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội, đặc biệt là thếhệ trẻ đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, ĐCTT Nam bộ nói riêng; tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của nhân dân trong việc bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT trong sinh hoạt của cộng đồng khu dân cư, trong thực hiện cuộc vận động “Xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh đô thị”.

Theo nhạc sĩ Phạm Đắc Hiến, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, khi triển khai kếhoạch thực hiện Đêà́n “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018-2020”, hội đã tổ chức Hội nghị thành lập CLB ĐCTT tỉnh Bình Dương trực thuộc hội theo sựphân công của UBND tỉnh. Ban chủ nhiệm của CLB gồm 15 thành viên là Chủ nhiệm CLB ĐCTT các huyện, thị, thành phố trong tỉnh, có nhiệm vụ phối hợp các hoạt động liên quan đến bộ môn ĐCTT, như: Mở lớp truyền dạy, giao lưu biểu diễn... Hội giao cho Phân hội Sân khấu chịu trách nhiệm chính trong hoạt động của CLB.

“Trong thời gian qua, CLB ĐCTT tỉnh Bình Dương vẫn luôn tích cực tổ chức nhiều hoạt động mặc dù chưa được cấp kinh phíhoạt động, các thành viên, đối tượng của CLB chưa được hưởng các chếđộ, chính sách từ đêà́n. Theo chỉ đạo và hướng dẫn của tỉnh, sắp tới CLB ĐCTT tỉnh Bình Dương sẽ đổi tên thành Hội Liên hiệp các CLB ĐCTT tỉnh Bình Dương theo đúng nội dung của Đêà́n “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT tỉnh Bình Dương giai đoạn 2018-2020”. Hy vọng, với tên gọi mới này, đơn vị sẽ được phân bổ kinh phíhoạt động và phát huy hiệu quả hơn các hoạt động của Đêà́n “Bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT tỉnh Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được UBND tỉnh phê duyệt”, nhạc sĩ Phạm Đắc Hiến nói.

THỤC VĂN

Nguồn Bình Dương: https://baobinhduong.vn/tiep-tuc-phat-huy-gia-tri-nghe-thuat-di-san-a311348.html