Tiết lộ bất ngờ vật thể xa nhất trong vũ trụ: Thứ siêu khổng lồ!

Vật thể xa nhất trong vũ trụ là thứ khổng lồ cách xa 13,5 tỷ năm ánh sáng.

Một thiên hà tồn tại cách Trái đất khoảng 13,5 tỷ năm ánh sáng đã phá kỷ lục về vật thể xa nhất từng được nhìn thấy.

Một thiên hà tồn tại cách Trái đất khoảng 13,5 tỷ năm ánh sáng đã phá kỷ lục về vật thể xa nhất từng được nhìn thấy.

"Vật thể này hiện được đặt tên là HD1, được hình thành cách đây khoảng 14 tỷ năm trước, nó có khối lượng chỉ bằng 1/1000.000 của thiên hà Milky Way nhưng dày đặc hơn nhiều", nhà nghiên cứu và nhà vật lý thiên văn Harvard Avi Loeb nói với tờ Live Science trong một email.

"Vật thể này hiện được đặt tên là HD1, được hình thành cách đây khoảng 14 tỷ năm trước, nó có khối lượng chỉ bằng 1/1000.000 của thiên hà Milky Way nhưng dày đặc hơn nhiều", nhà nghiên cứu và nhà vật lý thiên văn Harvard Avi Loeb nói với tờ Live Science trong một email.

Fabio Pacucci, một nhà thiên văn học tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard – Smithsonian đã phát hiện ra HD1 trong dữ liệu thu thập được trong hơn 1.200 giờ quan sát bằng Kính viễn vọng Subaru, Kính viễn vọng VISTA, Kính viễn vọng Hồng ngoại Vương quốc Anh và Kính viễn vọng Không gian Spitzer.

Fabio Pacucci, một nhà thiên văn học tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard – Smithsonian đã phát hiện ra HD1 trong dữ liệu thu thập được trong hơn 1.200 giờ quan sát bằng Kính viễn vọng Subaru, Kính viễn vọng VISTA, Kính viễn vọng Hồng ngoại Vương quốc Anh và Kính viễn vọng Không gian Spitzer.

HD1 dường như cũng đang phát triển với tốc độ chóng mặt - khoảng 100 ngôi sao mỗi năm, hoặc gấp ít nhất 10 lần so với tốc độ hình thành sao được dự đoán ở các thiên hà già cỗi.

HD1 dường như cũng đang phát triển với tốc độ chóng mặt - khoảng 100 ngôi sao mỗi năm, hoặc gấp ít nhất 10 lần so với tốc độ hình thành sao được dự đoán ở các thiên hà già cỗi.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy, những ngôi sao này cũng có khối lượng lớn hơn, sáng hơn (theo bước sóng cực tím) và nóng hơn những ngôi sao trẻ hơn cùng nằm trong hệ thống HD1.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy, những ngôi sao này cũng có khối lượng lớn hơn, sáng hơn (theo bước sóng cực tím) và nóng hơn những ngôi sao trẻ hơn cùng nằm trong hệ thống HD1.

Cũng có khả năng HD1 có một lỗ đen siêu lớn với khối lượng gấp khoảng 100 triệu lần khối lượng của Mặt trời chúng ta.

Cũng có khả năng HD1 có một lỗ đen siêu lớn với khối lượng gấp khoảng 100 triệu lần khối lượng của Mặt trời chúng ta.

Để tìm ra danh tính thực sự đầy đủ của HD1, các nhà nghiên cứu có thể tìm kiếm tia X, tia X được phát ra khi vật chất bị nuốt chửng bởi lực hấp dẫn của một lỗ đen. Fabio Pacucci nói với Live Science: “Nếu HD1 có chứa một lỗ đen, chúng ta sẽ thấy sự phát xạ tia X”.

Để tìm ra danh tính thực sự đầy đủ của HD1, các nhà nghiên cứu có thể tìm kiếm tia X, tia X được phát ra khi vật chất bị nuốt chửng bởi lực hấp dẫn của một lỗ đen. Fabio Pacucci nói với Live Science: “Nếu HD1 có chứa một lỗ đen, chúng ta sẽ thấy sự phát xạ tia X”.

Fabio Pacucci hy vọng sẽ tìm thấy nhiều hơn những cấu trúc vũ trụ sơ khai tương tự bằng Kính viễn vọng Không gian James Webb, được phóng vào ngày 25 tháng 12 năm 2021 và sẽ tìm kiếm những vật thể lâu đời nhất trong vũ trụ.

Fabio Pacucci hy vọng sẽ tìm thấy nhiều hơn những cấu trúc vũ trụ sơ khai tương tự bằng Kính viễn vọng Không gian James Webb, được phóng vào ngày 25 tháng 12 năm 2021 và sẽ tìm kiếm những vật thể lâu đời nhất trong vũ trụ.

Phát hiện này sẽ giúp các nhà khoa học hiểu được khi nào các ngôi sao và thiên hà đầu tiên hình thành, cũng như tác động của chúng đến phần còn lại của vũ trụ.

Phát hiện này sẽ giúp các nhà khoa học hiểu được khi nào các ngôi sao và thiên hà đầu tiên hình thành, cũng như tác động của chúng đến phần còn lại của vũ trụ.

Fabio Pacucci nói: “Đây là một nhiệm vụ tìm kiếm cội nguồn vũ trụ của chúng ta, vì sự sống sẽ không tồn tại nếu không có các nguyên tố nặng do những ngôi sao đầu tiên tạo ra. Công trình này là phiên bản khoa học của câu chuyện về nguồn gốc vũ trụ: “Hãy để có ánh sáng”.

Fabio Pacucci nói: “Đây là một nhiệm vụ tìm kiếm cội nguồn vũ trụ của chúng ta, vì sự sống sẽ không tồn tại nếu không có các nguyên tố nặng do những ngôi sao đầu tiên tạo ra. Công trình này là phiên bản khoa học của câu chuyện về nguồn gốc vũ trụ: “Hãy để có ánh sáng”.

Huỳnh Dũng (Theo Livescience)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tiet-lo-bat-ngo-vat-the-xa-nhat-trong-vu-tru-thu-sieu-khong-lo-1703631.html