Tiểu luận đã nhằm nhò gì, thứ khiến nhiều sinh viên sợ nhất gọi tên: VẤN ĐÁP!

Tạm gác lại những bài luận 'nghìn chữ' đi, thi vấn đáp mới là điều khiến bao sinh viên đại học 'tim đập chân run', chưa vào thi mặt mũi đã xanh lè vì sợ!

Ở bậc Đại học, bên cạnh bài thi tự luận, trắc nghiệm truyền thống, những hình thức thi khác như làm tiểu luận hay vấn đáp cũng khiến nhiều sinh viên "tim đập chân run". Mùa thi gõ cửa, những diễn đàn quen thuộc của Gen Z lại tiếp tục "náo loạn" khi sinh viên đối diện với hình thức thi: Vấn đáp online.

Thi vấn đáp, "nỗi khổ" không biết tỏ cùng ai của sinh viên. Ảnh: Giỏi từ vựng IELTS kiểu mặn.

Thi vấn đáp, "nỗi khổ" không biết tỏ cùng ai của sinh viên. Ảnh: Giỏi từ vựng IELTS kiểu mặn.

Bài đăng thu hút hơn 1 nghìn lượt tương tác với hơn 300 bình luận.

Bài đăng thu hút hơn 1 nghìn lượt tương tác với hơn 300 bình luận.

Ngay khi chủ đề được đăng tải, bài đăng đã thu hút không ít lượt bình luận của cộng đồng mạng. Nhiều netizen đã không khỏi "bồi hồi" khi nhớ lại khoảnh khắc đối diện với giám khảo trong kỳ thi vấn đáp:

Tài khoản có tên viết tắt V.H chia sẻ: "Vấn đáp Triết học, cô hỏi quan điểm của John Locke về Triết học Pháp quyền tự nhiên, tôi trả lời xong cô phán 'Ông John Locke ổng có viết vậy đâu'.

Tài khoảng K.N bình luận: "Các bạn đã bao giờ trải qua kỳ thi mà 2 phút đọc đề bài 3 mặt giấy, rồi 5 phút để vào bàn biện luận, vấn đáp với thầy cô. Liên tục 4 trạm như vậy, tính ra 28 phút cho một môn lâm sàng 4 tín chỉ chưa? Các bạn có thể vào trường Y để trải nghiệm kỳ thi OSCE (chạy trạm kết hợp vấn đáp) nhé. Lưu ý: chống chỉ định với người bị bệnh tim."

Đối với nhiều sinh viên Y - Dược, hình thức thi này cũng được xem là "hung thần" đối với những sinh viên vừa nhập học. Trong group Ở đây có một chùm sinh viên y cute, bài đăng "Review về kỳ thi vấn đáp" đã thu hút lượng lớn chú ý của "tấm chiếu mới" về kỳ thi này:

Trở thành bác sĩ dễ hay khó, cứ nhìn cách sinh viên Y thi vấn đáp là biết! Ảnh chụp màn hình.

Trở thành bác sĩ dễ hay khó, cứ nhìn cách sinh viên Y thi vấn đáp là biết! Ảnh chụp màn hình.

"Trả lời gần 30 phút, thi xong ngủ được một giấc vẫn thấy bạn mình đang đợi thi" hay "Các bạn ở trên hồi hộp chờ thi, mấy đứa ở dưới thi xong ngồi cắn hạt bí. Lắm hôm thi xong về ngủ được một giấc mà vẫn thấy mấy đứa cuối phòng ngồi đó".

"Mấy đứa cuối danh sách mới gọi là khổ. Thi xong cả lớp về còn 2 - 3 đứa liền bị thầy cô gọi kê lại bàn ghê với trả phòng thi. Vừa đi thi vừa lao động công ích từ 1 giờ chiều đến tận 6 giờ tối mịt mới được về".

"Không có ghế ngồi, phải ngồi hành lang nên hình ảnh sinh viên ngồi la liệt không khác gì dân tị nạn".

"Khoa mình luôn đây này. Vào phòng nhìn thầy cô là rớt hết chữ mà thầy cô còn dồn dập hỏi bao nhiêu câu".

Dù là vấn đáp trực tiếp...

Dù là vấn đáp trực tiếp...

hay vấn đáp trực tuyến, đâu cũng là "ác mộng" của bao sinh viên. Ảnh: Trường Người Ta.

hay vấn đáp trực tuyến, đâu cũng là "ác mộng" của bao sinh viên. Ảnh: Trường Người Ta.

Có thể thấy, thi vấn đáp dù là hình thức thi không mới, nhưng việc phải đối diện với nhiều giảng viên, kiểm tra kiến thức cũ "bất thình lình" chính là điều khiến nhiều sinh viên bối rối. Theo chia sẻ của nhiều netizen, thi vấn đáp không chỉ dùng để kiểm tra kiến thức cũ, mà còn là cơ hội để sinh viên tập ứng phó với các tình huống bất ngờ trong tương lai.

DANDELION

Nguồn HHT: https://hoahoctro.tienphong.vn/tieu-luan-da-nham-nho-gi-thu-khien-nhieu-sinh-vien-so-nhat-goi-ten-van-dap-post1409304.tpo