Tìm gặp được Bác sĩ cứu mình sau 38 năm

Cuộc chiến chống xâm lược Mỹ đã kết thúc gần nửa thế kỷ. Hàng triệu đồng bào, đồng chí đã anh dũng hy sinh. Hiện tại trên đất nước vẫn có rất nhiều thương bệnh binh còn sống (tàn nhưng không phế).

Sau khi bị thương thoát chết. Các thương binh được đồng đội, đồng bào cứu chữa. Không phải ít mà có hàng trăm, hàng ngàn y tá, bác sĩ ở đội ngũ quân dân y chăm sóc thương binh. Nhưng nhiều thương binh lại không nhớ hết được những người đã có công cứu chữa mình.

Với tôi do bị thương nhiều lần. Lần cuối nặng nhất là ngày 20/7/1972 tại mặt trận Thành cổ Quảng Trị. Tôi đau đớn phải rời vị trí chiến đấu. Tôi đã được quân dân dày công tốn kém cứu chữa. Có một số người còn tiếp tục hi sinh bị thương để cứu chữa thương binh ra tuyến sau an toàn. Rất nhiều hộ lý, y tá bác sĩ và dân công, TNXP ..... Đã quên mình vận chuyển thương binh đầy gian khổ...

Ảnh do tác giả cung cấp.

Trong những ngày ấy tôi may mắn ghi được một số nhật ký trung thực. Họ đã dày công chăm sóc tôi. Trong đó có bác sĩ Võ Hạp từng làm phó khoa chấn thương Quân Y viện 108 vào tăng cường chiến dịch giải phóng tỉnh Quảng Trị năm 1972. Bác sĩ Hạp đã cùng tốp phẫu thuật khẩn trương cứu chữa tôi. Ở tiền phương dưới mưa bom bão đạn. Nếu không bình tĩnh dũng cảm cứu chữa thương binh bằng tình yêu thương thì chắc chắn tôi đã không còn.

Mãi đến sau ngày thống nhất tổ quốc các vết thương trên cơ thể tôi đã liền sẹo, tôi được về sống với mẹ, với quê hương bạn bè. Được nhìn trời, nhìn đất trong độc lập tự do. Tôi có hạnh phúc gia đình, cuộc sống tạm đủ cái ăn, cái mặc, có vợ, có con. Tôi đã đọc lại những trang nhật ký hiếm hoi của mình. Và thấy phải tìm tới các y bác sĩ để nói lời cảm ơn. Từ cõi chết, được trở về cõi sống. Đầu tiên là bác sĩ Hạp ở đội phẫu thuật tiền phương số 112. Thời gian đã khá dài mà lúc ấy chiến tranh còn ác liệt, tôi đã tìm mọi cách để thông tin liên lạc. Phải nhờ cả báo chí phát thanh truyền hình, nhờ đồng đội còn sống khắp cả tổ quốc thống nhất tìm kiếm. Tôi đã tự mình chống nạng mang thương tật mò mẫm thăm hỏi ở các khu tập thể các Quân Y viện lớn như viện 108, viện 105, viện 103, viện 4,…. tìm kiếm vì tôi sống được là nhờ công ơn các y bác sĩ.

Nhờ sự kiên trì thăm hỏi, cuối cùng thì tôi đã được một cựu chiến binh cũng là bác sĩ viết thư báo cho tôi: "ông Hạp vẫn còn sống, hiện ở phố Hàng Cầu, Hà Nội". Tôi vui mừng viết thư cho Bác ngay. Tuy nhiên, bác sĩ thì không thể nhớ được hết các thương binh mà mình cứu chữa. Tôi đã đích thân đến với Bác, không quên mang ít quà của gia đình sản xuất được đến tặng. Khi gặp được bác sĩ đã cứu mình sống. Tôi và gia đình đã xúc động đến mức nào. Sau đó, Bác đã viết thư bằng thơ, cảm xúc sau 38 năm tôi tìm bác.

Từ bức thứ này, tôi chụp lại để bạn đọc được biết. Nó cũng đã trải qua 13 năm nữa rồi.

8/5/2023

Trái tim người lính

Đặng Sỹ Ngọc

Nguồn VHPT: https://vanhoavaphattrien.vn/tim-gap-duoc-bac-si-cuu-minh-sau-38-nam-a18822.html