Tìm hiểu nẹp chống trượt cầu thang và các bước thi công
Nẹp chống trượt cầu thang là giải pháp tối ưu cho nhiều hạng mục công trình xây dựng. Để hiểu rõ hơn về tính năng, công dụng của các loại nẹp chống trượt cầu thang và quy trình lắp đặt nẹp chống trượt cầu thang cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Nẹp chống trượt cầu thang là gì?
Nẹp chống trượt cầu thang là một loại nẹp thường lắp đặt ở các cạnh hoặc bậc cầu thang nhằm tăng độ ma sát cho bậc thang, tránh tình trạng trơn trượt khi di chuyển. Đối với những gia đình có người già, trẻ nhỏ, nẹp chống trượt cầu thang là giải pháp hữu ích giúp đảm bảo an toàn, đặc biệt trong những ngày nồm ẩm hay mưa ướt.
Nẹp chống trượt cầu thang là giải pháp thiết kế giúp đảm bảo an an toàn khi di chuyển.
2. Phân loại
2.1. Phân loại theo chất liệu
Nẹp chỉ đồng
Nẹp chỉ đồng chống trượt cầu thang (hay còn gọi là nẹp T đồng gân) được sử dụng để thi công nổi trên bề mặt bậc cầu thang giúp tăng ma sát cho người đi lại. So với nẹp inox thì nẹp chỉ đồng có phương pháp thi công phức tạp hơn khi phải xẻ rãnh mặt đá để liên kết với nẹp và chỉ có một màu sắc duy nhất.
Tuy nhiên, nẹp chỉ đồng cũng có khả năng tạo điểm nhấn trang trí cao cùng với nhiều kích thước gồm T10mm, T15mm, T20mm rất thích hợp để sử dụng thi công trên bậc tam cấp tại gia đình, bệnh viện, khách sạn, chung cư, trường học,...
Nẹp inox
Nếu đang tìm kiếm vật liệu chống trơn mang tính thẩm mỹ cao thì nẹp chống trượt cầu thang inox là một lựa chọn mà bạn nên cân nhắc. Được sản xuất từ chất liệu inox 304 cao cấp nên nẹp chống trượt cầu thang inox có nhiều lợi thế màu sắc, độ cứng và khả năng chống gỉ sét tốt.
Bề mặt sáng bóng của nẹp inox vừa giúp bạn thể hiện được đẳng cấp riêng, vừa dễ kết hợp trong những công trình mang phong cách hiện đại, sang trọng như nhà hàng, khách sạn, chung cư cao cấp,...
Nẹp nhựa PVC
Nẹp chống trượt cầu thang PVC là sản phẩm thuộc phân khúc thấp với giá thành rẻ nhưng công dụng chống trơn trượt lại không thua kém những sản phẩm trên. Nẹp được sản xuất từ chất liệu nhựa PVC cao cấp nên có độ bền cao. Kiểu dáng của nẹp cầu thang nhựa tương tự như nẹp chống trượt cầu thang inox với cấu tạo hình chữ L.
2.2. Phân loại theo cách thi công
Nẹp thi công bằng cách bắt vít
Đây là loại nẹp thi công bằng cách tạo lỗ trên mũi bậc rồi bắt vít để cố định nẹp vào mũi bậc cầu thang. Nẹp được sử dụng sau khi đã ốp lát xong bậc cầu thang. Bạn có thể dễ dàng nhận biết loại nẹp này bởi thân nẹp có các lỗ để bắt vít, và có phần cao su chống trơn gắn vào thân nẹp.
Nẹp thi công bằng cách gắn keo chuyên dụng
Đây là loại nẹp có cách thi công đơn giản và nhanh chóng nhất. Nẹp được thi công bằng cách dùng keo chuyên dụng để gắn vào mũi bậc. Loại nẹp này có cấu tạo đơn giản, dạng chữ V hoặc chữ L với các đường gân chống trơn phía trên bề mặt.
Nẹp thi công bằng cách xẻ khe - gắn keo
Đây là loại nẹp thi công theo phương pháp xẻ khe trên mặt bậc thang, sau đó bơm keo và gắn nẹp vào. Các thanh nẹp thường có dạng chữ T với kích thước nhỏ, có thể kết hợp nhiều thanh nẹp để tạo chỉ vừa chống trơn, vừa trang trí cho bậc cầu thang.
Nẹp thi công bằng cách cài vào gạch, đá
Đây là loại nẹp thi công cùng lúc với quá trình ốp lát bậc cầu thang bằng cách cài vào gạch, đá bằng vữa xi măng. Đặc điểm dễ nhận biết nhất của loại nẹp này là chúng thường có phần cánh nẹp để cài vào gạch hoặc chân nẹp để cắm vào vữa giúp gia tăng độ bám dính.
3. Vị trí lắp đặt nẹp chống trượt cầu thang
Mỗi vị trí lắp đặt nẹp chống trượt cầu thang sẽ mang đến công dụng khác nhau. Sau đây là một số vị trí cần thiết để lắp nẹp cầu thang trong nhà:
Tại mũi cầu thang: Các loại nẹp thường dùng cho vị trí này là nẹp inox chữ V hoặc nẹp chữ L và nên có đinh vít cố định.
Tại bề mặt cầu thang: Nẹp chống trượt cầu thang ở vị trí này thường được gắn trực tiếp vào đường xẻ trên mặt cầu thang. Các loại nẹp thường dùng cho vị trí này là nẹp chữ T hoặc nẹp TF,…
4. Hướng dẫn thi công
4.1. Thi công nẹp chống trượt cầu thang dạng nẹp bắt vít
• Vệ sinh mũi bậc: Sau khi ốp lát cầu thang, bạn vệ sinh sạch vữa thừa và bụi bẩn. Sau đó lau khô lại vị trí mũi bậc.
• Cắt nẹp: Đo kích thước, cắt thanh nẹp đúng chiều rộng mặt bậc.
• Khoan lỗ để bắt vít: Ướm nẹp vào mặt bậc và dùng bút đánh dấu các vị trí lỗ nẹp trên mặt bậc, dùng máy khoan tạo lỗ để chuẩn bị bắt vít.
• Bắt vít: Đặt thanh nẹp vào mũi bậc thang sao cho vị trí lỗ nẹp trùng với lỗ đã khoan ở mặt bậc. Dùng máy bắn vít hoặc tua vít để bắt vít cố định nẹp vào với mặt bậc thang.
• Gắn mặt cao su chống trơn: Cắt và gắn mặt cao su chống trơn vào thân nẹp, bạn có thể dùng thêm keo dán để cao su bám chắc hơn vào nẹp inox.
• Vệ sinh lại bậc thang: Dùng khăn ẩm để vệ sinh sạch bụi bẩn tại khu vực vừa gắn nẹp.
4.2. Thi công nẹp chống trượt cầu thang dạng gắn keo
• Vệ sinh mũi bậc: Sau khi ốp lát cầu thang, bạn vệ sinh sạch vữa thừa và bụi bẩn. Sau đó lau khô lại vị trí mũi bậc để đảm bảo độ bám dính tốt khi gắn keo.
• Ướm và cắt nẹp: Ướm nẹp vào mũi bậc thang, đo và cắt nẹp bằng kích thước chiều rộng bậc.
• Bơm keo và dán nẹp: Bơm keo chuyên dụng theo mặt trong thân nẹp và dán nẹp vào mũi bậc thang. Tiếp tục dùng tay căn chỉnh sao cho nẹp ôm sát và đều vào mũi bậc thang.
• Cố định tạm thời: Trong lúc chờ keo khô, cố định tạm thời thanh nẹp bằng băng dính, khi keo khô thì có thể bóc băng dính ra. Đây là bước quan trọng để đảm bảo nẹp không bong hay xô lệch khỏi vị trí ban đầu.
• Vệ sinh lại: Sau khi keo khô, bạn vệ sinh sạch lại khu vực vừa thi công.
4.3. Thi công nẹp chống trượt cầu thang dạng xẻ khe - gắn keo
• Xẻ khe: Ướm thanh nẹp vào mũi bậc rồi đánh dấu vị trí. Sau đó dùng máy cắt xẻ khe trên mặt bậc.
• Cắt nẹp: Đo kích thước và cắt nẹp sao cho chiều dài thanh nẹp bằng với kích thước mặt bậc.
• Vệ sinh: Vệ sinh sạch bụi bẩn tại vị trí khe chuẩn bị gắn nẹp, sau đó dùng khăn lau khô bề mặt.
• Bơm keo, gắn nẹp: Rải keo chuyên dụng dọc theo khe, sau đó đặt chân nẹp cầu thang chữ T vào khe, điều chỉnh để nẹp bám sát vào mặt bậc.
• Cố định nẹp tạm thời: Trong quá trình chờ keo khô, có thể dán thêm băng dính giấy để cố định tạm thời chỉ đồng chống trơn vào mũi bậc cầu thang.
• Vệ sinh: Sau khi keo đã khô, tiến hành vệ sinh sạch toàn bộ khu vực vừa thi công và bóc băng dính bảo vệ nẹp ra là xong.
4.4. Thi công nẹp chống trượt cầu thang dạng cài vào gạch, đá
• Đo nẹp: Đầu tiên, bạn ướm thanh nẹp vào vị trí mặt bậc cầu thang để đo kích thước, sau đó cắt nẹp theo kích thước tương ứng đã đo.
• Ốp gạch cổ bậc: Ướm gạch vào vị trí cổ bậc, sau đó cắt gạch. Tiến hành lên vữa và ốp gạch cho cổ bậc.
• Gắn nẹp: Dùng bay lên vữa tại mũi bậc, sau đó đặt thanh nẹp vào. Dùng tay căn chỉnh để vừa ngàm chắc vào phần chân nẹp.
• Ốp gạch mặt bậc: Cắt gạch và lát gạch cho vị trí mặt bậc. Lưu ý lát gạch tại vị trí sát với cạnh nẹp trước để đảm bảo nẹp không bị xô lệch.
• Gắn nẹp cho các bậc còn lại: Tiến hành tương tự từ bước 1 tới bước 4 đối với các bậc cầu thang còn lại.
• Vệ sinh: Sau khi gắn nẹp xong, dùng khăn ẩm để vệ sinh sạch phần vữa thừa, bụi bẩn bám lên nẹp.
5. Nên lựa chọn cách thi công nẹp chống trượt cầu thang nào?
Để lựa chọn cách thi công nẹp chống trượt cầu thang thích hợp với công trình, bạn cần quan tâm đến 2 yếu tố sau:
Thi công cùng lúc hay sau khi ốp lát: Việc thi công nẹp chống trượt cầu thang cùng lúc với quá trình ốp lát sẽ giúp đảm bảo độ chắc chắn và bền vững của nẹp trong suốt quá trình sử dụng.
Còn thi công sau khi ốp lát sẽ có ưu điểm là nhanh gọn, thao tác dễ dàng. Tùy thuộc vào giai đoạn bạn đang thi công mà lựa chọn phương pháp phù hợp.
Tùy chủng loại nẹp sử dụng: Mỗi loại nẹp sẽ có cách thi công nhất định. Ví dụ: Bạn chọn nẹp dạng chữ V thì chỉ thi công theo cách dán keo, chọn nẹp chữ T thì thi công theo cách xẻ khe.