Tin Thị trường: Giá khí tự nhiên tại Mỹ quay đầu giảm
Giá dầu hôm nay không có nhiều biến động; Giá khí tự nhiên tại Mỹ quay đầu giảm...

(Ảnh minh họa)
Giá dầu hôm nay không có nhiều biến động
Tính đến đầu giờ chiều nay 21/7 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô Mỹ WTI giao dịch ở ngưỡng 67,51 USD/thùng - tăng 0,25%; trong khi giá chuẩn Brent dừng lại ở mức 69,4 USD/thùng - tăng 0,17%.
Tuần vừa qua, giá dầu Brent và WTI đều giảm khoảng 2% so với tuần trước. Giới đầu tư đang thận trọng trước những lo ngại về chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump, căng thẳng thương mại giữa các quốc gia, cùng dữ liệu tồn kho nhiên liệu tăng mạnh tại Mỹ. Những yếu tố này khiến giá dầu biến động khó lường.
Lo ngại về nguồn cung cũng tăng lên sau khi EU thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhắm vào dầu khí Nga, khiến thị trường thêm bất ổn.
Cụ thể, EU đã quyết định hạ giá hạ trần giá mua dầu Nga xuống còn 47,6 USD/thùng và cấm nhập khẩu mọi sản phẩm tinh chế từ dầu của Nga. Động thái này có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng dầu thô từ quốc gia xuất khẩu dầu lớn thứ hai trên thế giới.
Bên cạnh đó, việc EU đưa nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu của Nayara Energy Ltd., một công ty có cổ phần của Rosneft (Nga) vào danh sách trừng phạt mới, làm dấy lên lo ngại thiếu hụt nguồn cung dầu diesel cho châu Âu khi Ấn Độ đang là nguồn cung dầu quan trọng cho thị trường lớn này.
Giá khí tự nhiên tại Mỹ quay đầu giảm
Tại Mỹ, giá khí tự nhiên giao kỳ hạn hiện dao động quanh vùng 3.39 USD/MMBtu, giảm gần 5% so với phiên trước - khép lại một tuần giao dịch đầy biến động. Dự báo nắng nóng kéo dài tại miền Nam và miền Trung tiếp tục duy trì nhu cầu chạy máy lạnh, hỗ trợ cho đợt phục hồi nhẹ hồi đầu tháng khi giá tăng hơn 2%. Trong bối cảnh đó, ngành khí đốt nội địa cũng đang chịu áp lực lớn về thủ tục dự án, kêu gọi Quốc hội Mỹ đẩy nhanh cấp phép cho một số dự án nhằm cạnh tranh tốt hơn với năng lượng Nga và đáp ứng nhu cầu điện cho cơ sở trung tâm dữ liệu AI. Nếu chính sách này được thúc đẩy, xuất khẩu LNG từ Mỹ có thể tăng mạnh trong trung hạn.
Tại châu Âu, khu vực này vẫn đang trong giai đoạn tái cấu trúc nguồn cung khí đốt: tính đến hết tháng 7, nhập khẩu LNG của khu vực đã tăng 24% so cùng kỳ năm ngoái, lên đến 75,6 triệu tấn nhờ nhu cầu tái tích trữ mạnh, trong khi nhập khẩu ở châu Á suy giảm. Đặc biệt tại Hà Lan việc sử dụng gas để bù đắp thiếu hụt điện gió và thủy điện đã đẩy sản lượng phát điện từ gas xuống mức thấp kỷ lục chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng nguồn cung. Xu hướng này một mặt thể hiện sự chuyển đổi về năng lượng, nhưng mặt khác lại khiến thị trường gas châu Âu cực kỳ nhạy cảm với biến động từ nguồn LNG và rủi ro địa chính trị.
Việc phí vận chuyển LNG tăng cao - đặc biệt qua Eo biển Hormuz - cùng với diễn biến chính trị bất ổn, khiến châu Âu khó có thể giảm giá mua khí, tạo điều kiện cho các bang tiếp tục đổ xô tích trữ trước mùa đông. Mặc dù nhu cầu đã giảm nhẹ sau mùa lạnh, nhưng mức giá vẫn không xuống thấp như dự kiến, duy trì trên 11-12 USD/MMBtu.
Trong khi châu Âu đua nhau nhập LNG, khu vực châu Á vẫn “giương cờ trắng” trước giá cao. Nhập khẩu LNG dự kiến quanh 22 triệu tấn trong tháng 7 - tăng nhẹ so với tháng trước nhưng vẫn thấp hơn trung bình ngày. Trung Quốc vẫn là đầu tàu giảm mạnh với mức giảm 21% trong 7 tháng đầu năm, trong khi Ấn Độ cũng nhập ít hơn. Giá JKM cao ổn định quanh 12 USD/mmBtu khiến nhiều quốc gia tạm dừng nhập khẩu, thay vào đó đổ tiền xây kho dự trữ. Ấn Độ vừa mở thầu cho 10 lô LNG nhập khẩu giai đoạn 2026-2027, dấu hiệu thị trường đã chuẩn bị cho nhu cầu dài hạn.
Biến động giá dầu khiến hoạt động M&A chậm lại
Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) thượng nguồn đã giảm mạnh vào đầu năm 2025, với giá trị giao dịch toàn cầu giảm 39% so với quý IV năm 2024, xuống chỉ còn 28 tỷ USD trong quý I năm 2025 - chưa bằng một nửa so với mức 66 tỷ USD ghi nhận trong cùng kỳ năm trước. Mặc dù hoạt động đã khởi sắc ở châu Phi, châu Á và Trung Đông, nhưng vẫn chưa đủ để bù đắp cho thị phần thống trị của Bắc Mỹ, chiếm 71% giá trị giao dịch trong quý I năm nay. Trong những tháng cuối năm ngoái, hoạt động M&A thượng nguồn đã giảm mạnh. Giá trị thực tế trong nửa đầu năm 2025 chỉ đạt hơn 80 tỷ đô la, giảm 34% so với nửa đầu năm 2024.
Mặc dù hoạt động giao dịch đã phục hồi ở châu Đại Dương, Nam Mỹ và châu Âu trong quý II và nửa đầu năm 2025, nhưng vẫn không thể bù đắp được sự sụt giảm mạnh trong các giao dịch dầu đá phiến của Mỹ. Do đó, thị phần của Bắc Mỹ trong giá trị giao dịch toàn cầu đã giảm xuống còn khoảng 51% trong nửa đầu năm. Rystad Energy dự kiến hoạt động M&A thượng nguồn toàn cầu sẽ tiếp tục suy giảm - ngoại trừ các dự án khí đá phiến tại Mỹ - do những bất lợi về kinh tế vĩ mô làm tăng thêm sự biến động và bất ổn cho giá cả hàng hóa.
Các thương vụ năng lượng tiềm năng trên toàn cầu đã khởi đầu năm 2025 với mức tăng trưởng mạnh mẽ là 150 tỷ USD, với 28 tỷ USD được chốt trong quý I. Nhưng đến tháng 7, giá trị này đã giảm xuống còn 119 tỷ USD, và tổng số giao dịch được công bố trong nửa đầu năm đạt khoảng 80 tỷ đô la. Sự suy giảm này chủ yếu do giá dầu biến động, bất ổn về thuế quan, sản lượng OPEC+ tăng cao và ít giao dịch tập trung vào dầu mỏ trong ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ. Tuy nhiên, các giao dịch khí đốt, đặc biệt là đá phiến của Mỹ và khu vực Montney của Canada, đang duy trì tốt. Ngoài Bắc Mỹ, hoạt động giao dịch dự kiến sẽ tăng lên ở Nam Mỹ, châu Phi và châu Âu.