Tin vui khi Indonesia dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu than trên diện rộng

Các nhà chức trách của Indonesia bắt đầu nới lỏng hiệu chỉnh cho các công ty đáp ứng đầy đủ Nghĩa vụ thị trường trong nước (DMO), vốn là trọng tâm của lệnh đình chỉ cấp cao được đưa ra để ngăn chặn tình trạng mất điện trên diện rộng trên nhiều vùng của đất nước.

Chính phủ Indonesia đã nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu than đối với 139 công ty kể từ hôm thứ 5 tuần này, một quan chức cấp cao của Bộ năng lượng cho biết, sau khi các công ty đáp ứng các yêu cầu bán hàng của thị trường địa phương nhằm ngăn chặn tình trạng khan hiếm nguồn cung và mất điện.

Một công nhân đang dùng máy xúc dỡ than từ sà lan vào xe tải để phân phối tại cảng Karya Citra Nusantara, Bắc Jakarta, Indonesia. Ảnh: Reuters.

Trước đó, Indonesia - nhà xuất khẩu than nhiệt lớn nhất thế giới vào ngày 1 tháng 1 đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu kéo dài một tháng mà không có cảnh báo trước, gây ra sự lo lắng tại các thị trường và các nhà nhập khẩu lớn như Nhật Bản, Philippines và Hàn Quốc.

Các nhà chức trách của Indonesia đã bắt đầu nới lỏng hiệu chỉnh cho các công ty đáp ứng đầy đủ Nghĩa vụ thị trường trong nước (DMO), vốn là trọng tâm của lệnh đình chỉ cấp cao được đưa ra để ngăn chặn tình trạng mất điện trên diện rộng sau khi các nhà máy địa phương báo cáo lượng than tồn kho ở mức rất thấp và có thể gây ra mất điện trên nhiều vùng của đất nước.

Các quan chức đã đổ lỗi về vấn đề cung cấp than do việc các doanh nghiệp khai thác tuân thủ một cách hời hợt chính sách đáp ứng Nghĩa vụ thị trường trong nước DMO, theo chính sách này, các công ty khai thác than phải bán một phần tư sản lượng của họ cho người mua địa phương, với giới hạn giá 70 USD/tấn cho các nhà máy phát điện.

Bộ trưởng Năng lượng Arifin Tasrif tuần trước cho biết, trong số 578 công ty khai thác than, 47 công ty đã vượt quá yêu cầu DMO trong khi 32 công ty khai thác đã hoàn thành từ 75% đến 100% lượng DMO của họ.

Ông Ridwan Djamaluddin, Tổng giám đốc khoáng sản và than tại Bộ Năng lượng của Indonesia, nói trong một cuộc họp báo giới truyền thông rằng: “Lệnh cấm xuất khẩu này là tạm thời, đó là để nhà nước quản lý tình huống khẩn cấp nhằm đảm bảo nguồn cung cấp than trong nước.”

Ông cho biết 75 tàu hàng đã được phép tải than từ các công ty đáp ứng tất cả các yêu cầu DMO của họ, trong khi 12 tàu khác được phép tiếp tục hoạt động bình thường với sự đảm bảo bằng văn bản về việc tuân thủ và chấp nhận các hình phạt nếu họ vi phạm nguyên tắc DMO.

Bộ trưởng Thương mại Muhammad Lutfi nói rằng một khi các doanh nghiệp hoàn thành cái gọi là Nghĩa vụ Thị trường Nội địa (DMO), họ sẽ được phép tiếp tục xuất khẩu.

Trước đó, vào hôm thứ 3 vừa qua, Quan chức cấp cao Indrasari Wisnu Wardhana cho biết: “Đã có 48 tàu đã được phép xuất xưởng từ tổng số 29 công ty.”

Trong một cuộc họp riêng, Rida Mulyana, một quan chức cấp cao khác của Bộ Năng lượng, cho biết trữ lượng than tại các nhà máy điện địa phương đang ở tình trạng tốt hơn nhiều và các nhà chức trách đang tăng cường giám sát việc các doanh nghiệp cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy phát điện trong nước.

Bộ Năng lượng quốc gia đã đặt mục tiêu đến cuối tháng 1, lượng than tồn kho tại các nhà máy điện địa phương sẽ phải đảm bảo đủ cho hơn 20 ngày vận hành.

Huy Hoàng (Theo Asia Nikkei)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/tin-vui-khi-indonesia-do-bo-lenh-cam-xuat-khau-than-tren-dien-rong-post178479.html