Tình báo Mỹ không thể xác định nguồn gốc Covid-19
Nếu không có bước đột phá bất ngờ thì các cơ quan tình báo Mỹ không có được kết luận chính xác về nguồn gốc Covid-19 lây truyền từ động vật sang người hay từ phòng thí nghiệm, giới chức Mỹ vừa cho biết khi đưa ra một báo cáo đầy đủ về đánh giá nguồn gốc của đại dịch.
Tình báo Mỹ không thể xác định n
Báo cáo do Giám đốc Cơ quan tình báo Mỹ đưa ra, soạn thảo tỉ mỉ những phát hiện công bố hồi tháng 8. Khi đó, Tổng thống Joe Biden ra lệnh cho họ phải nỗ lực điều tra và trong vòng 90 ngày phải có báo cáo, giữa bối cảnh tranh cãi chính trị căng thẳng về việc đổ lỗi cho Trung Quốc liên quan đến nguồn gốc của virus SARS-CoV-2.
Qua báo cáo đánh giá cho thấy, các cơ quan tình báo Mỹ không đồng quan điểm về nguồn gốc virus, có những người phân tích không tin virus được phát triển làm vũ khí sinh học, hầu hết người khác cho rằng virus không phải là sản phẩm biến đổi gene.
Trung Quốc ra sức chống lại sức ép của toàn cầu hợp tác điều tra về đại dịch hoặc cung cấp quyền truy cập chuỗi gene virus corona được cho đã giữ tại Viện thí nghiệm virus ở Vũ Hán, nơi vẫn là mấu chốt của vấn đề cần nghiên cứu cho ra kết luận chính xác nhất về nguồn gốc virus gây ra đại dịch.
Ông Biden đưa ra đánh giá giữa bối cảnh ban đầu nhiều chuyên gia bác bỏ virus phát ra từ Viện virus của Vũ Hán. Cựu Tổng thống Donald Trum và những người ủng hộ ông vẫn giữ nguyên quan điểm, chỉ có thể bị rò rỉ từ Viện thí nghiệm mới có loại virus này, nhiều kẻ tìm cách phê bình làm chệch hướng về cách xử lý đại dịch của ông.
Trung Quốc vẫn là nơi cực kỳ khó khăn cho các cơ quan tình báo “nhảy vào” điều tra nguồn gốc virus corona. Quốc gia này cũng chống lại những cáo buộc chỉ nhận mình đã xử lý chưa tốt để xuất hiện đại dịch giết chết 5 triệu người trên thế giới.
Giới chức cấp cao tham gia soạn thảo báo cáo trên cho biết: họ hy vọng nó sẽ cho cộng đồng biết rõ hơn về những thách thức trong việc xác định nguồn gốc của virus. “Chúng tôi không nghĩ, chúng tôi có 1 hoặc 2 báo cáo là có thể hiểu bản chất thực của vấn đề mà phải có nhiều hơn nữa”, một quan chức dấu tên cho biết. Báo cáo đầy đủ chi tiết là phải lưu ý, Viện virus Vũ Hán “trước kia đã tạo ra chimeras, còn gọi hợp thể khảm (thuật ngữ di truyền học dùng để chỉ một cơ thể sinh vật mang nhiều bộ nhiễm sắc thể khác nhau gồm nhiều bộ ADN khác nhau), thuộc dạng virus corona giống như SARS, nhưng thông tin này đã không được cung cấp để hiểu rõ liệu Sars Cov-2 có biến đổi gene bởi Viện virus Vũ Hán.
Những cáo buộc cho rằng Trung Quốc tung ra loại virus này như một vũ khí sinh học đã bị bác bỏ vì họ (những người cáo buộc) không có được quyền truy cập trực tiếp vào Viện virus học Vũ Hán”. Cho nên đó chỉ là những tuyên bố không có bằng chứng rõ ràng hoặc thông tin sai lệch.
4 cơ quan tình báo trong cộng đồng tình báo có độ tin cậy thấp, ban đầu cho virus này truyền từ động vật sang người. Cơ quan tình báo thứ 5 có độ tin cậy vừa phải cho rằng, nó có liên quan đến phòng thí nghiệm.
Trước khi viết báo cáo, các nhà phân tích đã tranh luận dữ dội để xác định chắc chắn nguồn gốc của virus. Trong trường hợp Hội chứng SARS (căn bệnh gây ra bởi một loại virus beta, giống như virus corona hiện nay), các nhà nghiên cứu lần đầu tiên xác định được loại virus này vào tháng 2/2003. Cuối năm đó, các nhà khoa học phát hiện vật chủ trung gian gây ra virus này ở cầy hương Himalayan tại chợ động vật sống ở Quảng Đông, Trung Quốc. Nhưng phải đến năm 2017, các nhà nghiên cứu mới lần ra nguồn gốc có thể của virus này là từ hang rơi ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
Ninh Chinh (Theo Thenationalnews)