Tỉnh duy nhất ở Việt Nam được đặt tên theo một dân tộc: Lớn thứ 2 cả nước, có nhiều 'kho báu' quý

Ở Việt Nam, chỉ có tỉnh này được đặt tên theo một trong 54 dân tộc đang sinh sống ở nước ta. Tỉnh này có diện tích lớn thứ hai cả nước và lớn nhất khu vực Tây Nguyên.

Nằm ở khu vực miền núi phía Bắc của Tây Nguyên, Gia Lai chính là tỉnh đứng nhất về diện tích và đứng thứ hai về dân số vùng này. Xét trên quy mô toàn quốc, Gia Lai có diện tích lớn thứ hai, chỉ sau Nghệ An, đứng thứ 18 về dân số (số liệu tính đến năm 2023).

Biển Hồ T’Nưng Pleiku. Ảnh: Internet

Biển Hồ T’Nưng Pleiku. Ảnh: Internet

Cái tên Gia Lai xuất phát từ chữ Jarai, tên gọi của một dân tộc thiểu số trong tỉnh. Ngày nay, người Ê đê, Ba Na, Lào, Thái Lan và Campuchia vẫn dùng cách gọi này để gọi Gia Lai.

Ngày 12/8/1991, tỉnh Gia Lai – Kon Tum tách thành hai tỉnh là Gia Lai và Kon Tum. Tỉnh lỵ của Gia Lai được đặt tại thành phố Pleiku. Nơi đây có đến 34 dân tộc anh em cùng sinh sống (số liệu tính đến tháng 4/2019). Trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với 53,77%. Người Kinh ở Gia Lai chủ yếu tập trung ở thành phố Pleiku.

Núi lửa Chư Đăng Ya ở Pleiku nhìn từ trên cao. Ảnh: TTXVN

Núi lửa Chư Đăng Ya ở Pleiku nhìn từ trên cao. Ảnh: TTXVN

Sân bay Pleiku. Ảnh: Internet

Sân bay Pleiku. Ảnh: Internet

Cái tên Pleiku cũng có ý nghĩa rất đặc biệt. Lần đầu tiên nó được nhắc đến là vào năm 1905, trong một Nghị định của Toàn quyền Đông Dương với cách viết Plei-Kou-Der. Có nguồn tin cho rằng “Plei” là biến thể của “Plơi”, mang nghĩa là “làng”. “Kou” hay “Kơdưr” mang nghĩa là “hướng Bắc” và “trên cao”. Những đặc điểm đó đều phù hợp với vị trí địa lý của Pleiku bởi thành phố này nằm ở phía Bắc nơi người Gia Rai sinh sống trước đây, có địa hình cao hơn các khu vực khác.

Hàng thông trăm tuổi. Ảnh: Bùi Văn Hải

Hàng thông trăm tuổi. Ảnh: Bùi Văn Hải

Cỏ hồng Gia Lai vào mùa. Ảnh: TNR

Cỏ hồng Gia Lai vào mùa. Ảnh: TNR

Gia Lai nằm trên một phần của nền đá cổ rộng lớn, dày hơn 4.000m, thuộc Địa khối Kon Tum. Tỉnh này gần như nằm hoàn toàn ở phía đông dãy Trường Sơn, thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao, lượng mưa lớn, không có bão và sương muối. Điều kiện thời tiết của Gia Lai giúp tỉnh phù hợp trồng các loại cây công nghiệp ngắn, dài ngày, kết hợp với nông lâm nghiệp.

Thác K50. Ảnh: Anh Chiêm

Thác K50. Ảnh: Anh Chiêm

Khung cảnh quanh thác K50 tạo ra nhiều góc ảnh đẹp. Ảnh: Anh Chiêm

Khung cảnh quanh thác K50 tạo ra nhiều góc ảnh đẹp. Ảnh: Anh Chiêm

Đặc biệt, Gia Lai có đến 27 loại đất được hình thành trên nhiều loại đá mẹ thuộc 7 nhóm chính. Tài nguyên khoáng sản dồi dào là tiềm năng cực lớn của Gia Lai, có thể kể đến như vàng, bô xít, đá quý...

Theo SHTT&ST

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/tinh-duy-nhat-o-viet-nam-duoc-dat-ten-theo-mot-dan-toc-lon-thu-2-ca-nuoc-co-nhieu-kho-bau-quy/20240719103338364