Tính tải trọng trục xe như thế nào?

Nhiều bạn đọc thắc mắc về cách tính tải trọng trục xe như thế nào khi đi qua các thiết bị cân điện tử và độ chính xác của loại cân này như thế nào?

Hiện có 3 kiểu cân điện tử tốc độ cao được lắp đặt tại QL5 (Hải Phòng), QL1 tuyến tránh TP. Biên Hòa và cân Thạch Anh lắp tại các trạm BOT

Hiện có 3 kiểu cân điện tử tốc độ cao được lắp đặt tại QL5 (Hải Phòng), QL1 tuyến tránh TP. Biên Hòa và cân Thạch Anh lắp tại các trạm BOT

Sau khi Cục ĐBVN đưa hệ thống cân tự động vào sử dụng để phát hiện vi phạm và xử lý vi phạm hành chính liên quan đến tải trọng phương tiện tại Km78+830 trên QL.5 (chiều Hà Nội - Hải Phòng). Nhiều bạn đọc, đã gọi điện đến Đường dây nóng của Tạp chí GTVT hỏi về cơ chế hoạt động, độ chính xác cũng như việc gửi giấy vi phạm của phương tiện và quy định về giới hạn tải trọng trục của xe như thế nào khi lưu thông trên cả 2 hướng, vì đến ngày 15/6 tới đây 2 thiết bị cân tự động ở Km 78+150 chiều Hà Nội – Hải Phòng cũng được đưa vào hoạt động.

Cân điện tử lắp tại QL5

Cân điện tử lắp tại QL5

Về vấn đề này, Tạp chí GTVT đã liên hệ với Cục ĐBVN và có câu trả lời như sau:

Đối với cơ chế hoạt động của cân, thì về bản chất đây là cân bàn nhưng đo được tải trọng phương tiện thông qua các cảm biến tốc độ cao, nên phương tiện khi đi từ 0 - 80km/h chiếc cân này vẫn đưa ra kết quả chính xác thông qua các cảm biến được đặt trên mặt cân. Khi phương tiện đi qua các cảm biến này sẽ đo trọng tải xe thông qua các trục xe lăn qua mặt cân cộng với hình ảnh qua camera giám sát… các dữ liệu này được đưa vào máy tính xử lý. Bên cạnh đó với việc liên thông dữ liệu đăng kiểm của phương tiện, máy tính sẽ phân loại phương tiện nào vi phạm về tải trọng sẽ báo đỏ trên hệ thống. Lực lượng chức năng sẽ trích xuất dữ liệu gồm phiếu cân, hình ảnh phương tiện, gửi về chủ doanh nghiệp, chủ phương tiện thông báo vi phạm. Trước mắt TTGT của Khu QLĐB I sẽ in phiếu cân gửi về cho TTGT các địa phương có phương tiện vi phạm để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Một phiếu cân hoàn chỉnh bao gồm Phiếu cân xe, hình ảnh trước và sau của phương tiện vi phạm

Một phiếu cân hoàn chỉnh bao gồm Phiếu cân xe, hình ảnh trước và sau của phương tiện vi phạm

Giấy chứng nhận kiểm định của bộ cân điện tử

Giấy chứng nhận kiểm định của bộ cân điện tử

Theo lãnh đạo Cục ĐBVN, các bộ cân KTTTX tự động này đã được Viện Đo lường VN cấp Giấy chứng nhận kiểm định, cấp chính xác F10 (độ chính xác áp dụng cho các thiết bị đo Nhóm II). Thời hạn kiểm định gần nhất: Làn 2 hướng Hải Phòng – Hà Nội có thời hạn đến 29/2/2024; 03 bộ cân còn lại thời hạn đến 31/8/2023.

Cân điện tử sẽ cân tải trọng các trục của bánh xe

Cân điện tử sẽ cân tải trọng các trục của bánh xe

Liên quan đến tải trọng trục xe, trao đổi với Tạp chí GTVT ông Đặng Văn Chung, nguyên Phó vụ trưởng Vụ ATGT (Tổng cục ĐBVN và nay là Cục ĐBVN) cho biết, tải trọng trục xe không vượt quá giới hạn tải trọng trục xe quy định tại Điều 16 và khối lượng toàn bộ của xe không vượt quá giới hạn khối lượng toàn bộ (tổng trọng lượng) của xe theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015 của Bộ GTVT "Quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ", chi tiết Điều 16 và Điều 17 tại bảng dưới đây:

Điều 16. GIỚI HẠN TẢI TRỌNG TRỤC XE

Điều 17. GIỚI HẠN TỔNG TRỌNG LƯỢNG CỦA XE

KL

Nguồn GTVT: https://tapchigiaothong.vn/tinh-tai-trong-truc-xe-nhu-the-nao-18323060814502228.htm