Tỉnh Thuận Hải được hợp nhất từ những địa phương nào?
Tỉnh Thuận Hải được thành lập vào tháng 2/1976, hợp nhất từ ba tỉnh sau đó được tách ra thành 2 tỉnh theo Nghị quyết của Quốc hội.

1. Tỉnh Thuận Hải được hợp nhất từ những địa phương nào?
A
Bình Tuy, Lâm Đồng, Ninh Thuận
B
Bình Thuận, Lâm Đồng, Ninh Thuận
C
Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Tuy
Tỉnh Thuận Hải được thành lập tháng 2/1976, hợp nhất từ ba tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, và Bình Tuy (địa danh Bình Tuy là một phần đất rộng lớn phía Tây Nam của tỉnh Bình Thuận ngày nay tồn tại trong thời gian 20 năm (1956 - 1976). Tỉnh lỵ của tỉnh Thuận Hải ban đầu là thị xã Phan Rang, cho đến tháng 4/1977 thì chuyển qua thị xã Phan Thiết.
D
Tuy Hòa, Bình Thuận, Đồng Nai

2. Thuận Hải tách ra thành 2 tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận năm nào?
A
1991
Theo Sở Nội vụ Bình Thuận, Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 10 ngày 26/12/1991 tỉnh Bình Thuận được tái lập trên cơ sở chia tách tỉnh Thuận Hải thành hai: tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận.
Tỉnh Bình Thuận có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: thị xã Phan Thiết (tỉnh lỵ) và 08 huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh và Phú Quý, 109 đơn vị hành chính cấp xã, có diện tích tự nhiên 7.892 km2, với số dân khoảng hơn 800.000 người.
B
1992
C
1993
D
1994

3. Vườn quốc gia nào dưới đây từng thuộc tỉnh Thuận Hải?
A
Vườn quốc gia Cát Tiên
B
Vườn quốc gia Núi Chúa
Vườn quốc gia Núi Chúa tại huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận được thành lập vào năm 2003 theo quyết định của Thủ tướng.
Ngày 14/4/2021, vườn quốc gia này đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới diện tích 106.600 ha cùng với khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng.
C
Vườn quốc gia Yok Đôn
D
Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

4. Dân tộc thiểu số nào đông nhất ở Ninh Thuận?
A
Khmer
B
Chăm
Theo cổng thông tin điện tử Ninh Thuận, dân số trung bình năm 2022 của tỉnh này là 598.683 người. Mật độ dân số trung bình 178 người/km2, phân bố không đều, tập trung chủ yếu vùng đồng bằng ven biển.
Cộng đồng dân cư gồm 3 dân tộc chính là dân tộc Kinh chiếm 75,6%, dân tộc Chăm chiếm 13%, dân tộc Răglây chiếm 11%, còn lại là các dân tộc khác.
C
Gia Lai
D
Ê Đê

5. Hòn đảo lớn nhất thuộc tỉnh Thuận Hải cũ là ?
A
Cù Lao Câu
B
Côn Đảo
C
Hòn Rơm
D
Đảo Phú Quý
Phú Quý là huyện đảo thuộc tỉnh Bình Thuận, cách Phan Thiết khoảng 56 hải lý (hơn 100km) về hướng Đông Nam, cách quần đảo Trường Sa 540 km về hướng Tây Nam và cách Hoàng Sa khoảng 725 km.
Phú Quý được thiên nhiên ưu đãi không chỉ về tài nguyên, danh lam thắng cảnh với những bãi biển, những dãy đá san hô, những cụm đá đen nhấp nhô trên biển và khí hậu trong lành mát mẻ quanh năm, một ngư trường trù phú với nhiều hải đặc sản quý hiếm mà trên đảo còn có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật độc đáo.
Bên cạnh đó, con người Phú Quý lại cần cù, chất phác và hiếu khách. Đảo Phú Quý trở thành nơi du lịch hấp dẫn và đầy tiềm năng về phát triển du lịch kinh tế biển của tỉnh Bình Thuận.
Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/tinh-thuan-hai-duoc-hop-nhat-tu-nhung-dia-phuong-nao-ar927188.html