'Toa bao cấp Bếp - Chạn - Mâm', chuyến tàu du hành ngược về thời bao cấp Hà Nội

Toa tàu nằm ở ngã tư Ngũ Xã - Trúc Bạch, cạnh khu phố ẩm thực đêm Đảo Ngọc Ngũ Xã (phường Trúc Bạch, quận Ba Đình), hay còn được gọi là 'Tuyến tàu điện số 6 - Toa Bao cấp: Bếp - Chạn - Mâm'

Ảnh

Nằm ngay ngã tư Ngũ Xã - Trúc Bạch, một không gian đặc biệt mang tên "Tuyến tàu điện số 6 - Toa Bao cấp: Bếp - Chạn - Mâm" là điểm đến mang nét hoài cổ.

Nằm ngay ngã tư Ngũ Xã - Trúc Bạch, một không gian đặc biệt mang tên "Tuyến tàu điện số 6 - Toa Bao cấp: Bếp - Chạn - Mâm" là điểm đến mang nét hoài cổ.

Đây là dự án do UBND phường Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội) chỉ đạo triển khai, mở cửa đón khách tham quan miễn phí, nhằm tái hiện không khí Hà Nội xưa và giới thiệu văn hóa, ẩm thực Việt Nam.

Đây là dự án do UBND phường Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội) chỉ đạo triển khai, mở cửa đón khách tham quan miễn phí, nhằm tái hiện không khí Hà Nội xưa và giới thiệu văn hóa, ẩm thực Việt Nam.

Dự án "Tuyến tàu điện số 6" được đặt tên dựa trên ý tưởng về một tuyến tàu điện tiếp nối sứ mệnh của hệ thống 5 tuyến tàu điện mặt đất của Hà Nội xưa, đã ngừng hoạt động từ năm 1991. Đây là một phần ký ức không thể quên của người dân Thủ đô sống ở thế kỷ trước.

Dự án "Tuyến tàu điện số 6" được đặt tên dựa trên ý tưởng về một tuyến tàu điện tiếp nối sứ mệnh của hệ thống 5 tuyến tàu điện mặt đất của Hà Nội xưa, đã ngừng hoạt động từ năm 1991. Đây là một phần ký ức không thể quên của người dân Thủ đô sống ở thế kỷ trước.

Khu vực bếp với những vật dụng quen thuộc của bất kì một gia đình Hà Nội nào ở những năm 80, 90 của thế kỷ trước. Một căn bếp đơn sơ với kiềng, củi, nồi chảo giang, chày cối, phích, bếp dầu hỏa...

Khu vực bếp với những vật dụng quen thuộc của bất kì một gia đình Hà Nội nào ở những năm 80, 90 của thế kỷ trước. Một căn bếp đơn sơ với kiềng, củi, nồi chảo giang, chày cối, phích, bếp dầu hỏa...

Cái chạn đã từng là một vật dụng thân thương trong mỗi căn bếp. Chạn được đóng từ những mảnh gỗ thừa hoặc mua ở những cửa hàng mậu dịch đóng sẵn. Trong chạn là để bát đĩa, dăm ba món ăn thừa từ bữa trưa hoặc sáng, hiếm khi có đồ ăn lưu trữ quá lâu bởi đó là thời ăn cũng chưa chắc đủ chứ chưa nói đến thừa mứa.

Cái chạn đã từng là một vật dụng thân thương trong mỗi căn bếp. Chạn được đóng từ những mảnh gỗ thừa hoặc mua ở những cửa hàng mậu dịch đóng sẵn. Trong chạn là để bát đĩa, dăm ba món ăn thừa từ bữa trưa hoặc sáng, hiếm khi có đồ ăn lưu trữ quá lâu bởi đó là thời ăn cũng chưa chắc đủ chứ chưa nói đến thừa mứa.

Trên chốc chạn là một số vật dụng đã vang bóng một thời, không thể thiếu hình ảnh của chiếc nồi áp suất Liên Xô cũ. Mẫu thiết kế của chiếc nồi này kinh điển đến nỗi vẫn còn được sử dụng cho tới ngày nay với một số mẫu nồi áp suất cơ được sản xuất trong nước

Trên chốc chạn là một số vật dụng đã vang bóng một thời, không thể thiếu hình ảnh của chiếc nồi áp suất Liên Xô cũ. Mẫu thiết kế của chiếc nồi này kinh điển đến nỗi vẫn còn được sử dụng cho tới ngày nay với một số mẫu nồi áp suất cơ được sản xuất trong nước

Khu vực mâm tái hiện lại những mâm cơm, những món ăn đã từng là kinh điển của một thời khốn khó như dưa cải, dưa cà, lạc rang trộn mỡ, rau muống luộc, rau tập tàng, hạt mít luộc, cơm cháy, quả trám, tép đồng kho khế...

Khu vực mâm tái hiện lại những mâm cơm, những món ăn đã từng là kinh điển của một thời khốn khó như dưa cải, dưa cà, lạc rang trộn mỡ, rau muống luộc, rau tập tàng, hạt mít luộc, cơm cháy, quả trám, tép đồng kho khế...

Trong đó, không thể thiếu và đáng nhớ nhất có lẽ là món cơm độn khoai sắn và cơm nguội chan nước phở. Khi đó, phở cũng được bán ở quầy mậu dịch, khi nhà có người ốm, trong nhà sẽ cố một người đi mua phở và xin thật nhiều nước phở. Người ốm sẽ được "ưu tiên" ăn phở, số nước phở còn lại sẽ được sử dụng như một món canh để chan cơm nguội ăn.

Trong đó, không thể thiếu và đáng nhớ nhất có lẽ là món cơm độn khoai sắn và cơm nguội chan nước phở. Khi đó, phở cũng được bán ở quầy mậu dịch, khi nhà có người ốm, trong nhà sẽ cố một người đi mua phở và xin thật nhiều nước phở. Người ốm sẽ được "ưu tiên" ăn phở, số nước phở còn lại sẽ được sử dụng như một món canh để chan cơm nguội ăn.

Một mâm cơm như gợi nhớ về thời bao cấp, gần như không thấy thịt, chỉ có vài món rau dưa đơn sơ đựng trong cái mâm đồng... vừa đáng nhớ lại vừa hoài niệm về một thời thiếu thốn.

Một mâm cơm như gợi nhớ về thời bao cấp, gần như không thấy thịt, chỉ có vài món rau dưa đơn sơ đựng trong cái mâm đồng... vừa đáng nhớ lại vừa hoài niệm về một thời thiếu thốn.

Bên không gian ngoài được bố trí một rạp chiếu bóng lưu động với phông nền họa tiết chăn con công một thời xưa cũ, một quầy nước và những góc chụp ảnh.

Bên không gian ngoài được bố trí một rạp chiếu bóng lưu động với phông nền họa tiết chăn con công một thời xưa cũ, một quầy nước và những góc chụp ảnh.

Một góc rất Hà Nội xưa với hình ảnh những chiếc xe đạp Phượng Hoàng 2 gióng, cây cột điện sắt nguyên bản...

Một góc rất Hà Nội xưa với hình ảnh những chiếc xe đạp Phượng Hoàng 2 gióng, cây cột điện sắt nguyên bản...

Một quầy nước giải khát với biển hiệu "nước giải khát có đá". Chị Diệu Hương (đại diện đơn vị thực hiện) chia sẻ: "Chúng tôi mong muốn tái hiện lại một hình ảnh Hà Nội xưa cũ một cách sát nhất qua hình ảnh của căn bếp, cái chạn, mâm cơm, quán nước. Ví dụ như quán nước này tái hiện lại nguyên bản quán nước truyền thống của Hà Nội đó là nước chè chén. Sau khi thống nhất, tủ lạnh dần phổ biến ở Hà Nội hơn. Ngày đó, nhu cầu về bảo quản thực phẩm là không nhiều vì thời đó của ăn còn chưa đủ. Vì thế, tác dụng lớn nhất của chiếc tủ lạnh là làm đá, khi dư thừa thì các nhà đó bán bớt lại cho các quán nước chè. Và hầu như quán nước nào có đá lạnh đều bán chạy hơn vì đá phù hợp với thời tiết nóng nực mùa hè tại Hà Nội".

Một quầy nước giải khát với biển hiệu "nước giải khát có đá". Chị Diệu Hương (đại diện đơn vị thực hiện) chia sẻ: "Chúng tôi mong muốn tái hiện lại một hình ảnh Hà Nội xưa cũ một cách sát nhất qua hình ảnh của căn bếp, cái chạn, mâm cơm, quán nước. Ví dụ như quán nước này tái hiện lại nguyên bản quán nước truyền thống của Hà Nội đó là nước chè chén. Sau khi thống nhất, tủ lạnh dần phổ biến ở Hà Nội hơn. Ngày đó, nhu cầu về bảo quản thực phẩm là không nhiều vì thời đó của ăn còn chưa đủ. Vì thế, tác dụng lớn nhất của chiếc tủ lạnh là làm đá, khi dư thừa thì các nhà đó bán bớt lại cho các quán nước chè. Và hầu như quán nước nào có đá lạnh đều bán chạy hơn vì đá phù hợp với thời tiết nóng nực mùa hè tại Hà Nội".

Hình ảnh gợi nhớ một thời Hà Nội bao cấp qua những vòi nước sạch công cộng trên phố.

Hình ảnh gợi nhớ một thời Hà Nội bao cấp qua những vòi nước sạch công cộng trên phố.

Những du khách nước ngoài thích thú tìm hiểu, trải nghiệm một không gian đậm chất Việt Nam thời kì bao cấp, ngồi bên những bộ bàn ghế nhỏ xíu cùng cốc nước mát.

Những du khách nước ngoài thích thú tìm hiểu, trải nghiệm một không gian đậm chất Việt Nam thời kì bao cấp, ngồi bên những bộ bàn ghế nhỏ xíu cùng cốc nước mát.

Kathie Jay (du khách Mỹ) chia sẻ: "Tôi không biết quá nhiều về Việt Nam, nhưng khi tham quan và nghe thuyết minh, tôi có thể cảm nhận được các bạn đã vượt qua một thời kì rất khó khăn, thiếu thốn nhưng cũng rất đáng nhớ".

Kathie Jay (du khách Mỹ) chia sẻ: "Tôi không biết quá nhiều về Việt Nam, nhưng khi tham quan và nghe thuyết minh, tôi có thể cảm nhận được các bạn đã vượt qua một thời kì rất khó khăn, thiếu thốn nhưng cũng rất đáng nhớ".

Khu vực bảng tin bên ngoài ghi chú những thông báo quan trọng, những mẩu tin chào mừng ngày lễ lớn của dân tộc. Ở trên cùng là khẩu hiệu "Không có gì quý hơn độc lập - tự do".

Khu vực bảng tin bên ngoài ghi chú những thông báo quan trọng, những mẩu tin chào mừng ngày lễ lớn của dân tộc. Ở trên cùng là khẩu hiệu "Không có gì quý hơn độc lập - tự do".

 không gian hoài cổ này gồm 2 tầng. Tầng 1 của toa xe điện là không gian trưng bày các hiện vật xưa cũ như một "bảo tàng thu nhỏ". Tầng 2 là khu vực để du khách thưởng thức ẩm thực và ngắm cảnh. Ngoài ra còn có khu vực sạp báo, đánh cờ... để du khách trải nghiệm.

không gian hoài cổ này gồm 2 tầng. Tầng 1 của toa xe điện là không gian trưng bày các hiện vật xưa cũ như một "bảo tàng thu nhỏ". Tầng 2 là khu vực để du khách thưởng thức ẩm thực và ngắm cảnh. Ngoài ra còn có khu vực sạp báo, đánh cờ... để du khách trải nghiệm.

Ngoài là một không gian trưng bày các hiện vật xưa cũ, Toa Bao cấp còn phục vụ các món ăn, đồ uống mang đậm hương vị của Hà Nội xưa. Thực đơn của toa này tương đối đa dạng với các món giải khát như trà đá, chè xanh, nhân trần với giá chỉ từ 5.000 đồng. Thực đơn còn có các món ăn vặt quen thuộc của thế hệ cũ như bánh gai, bánh gio mật mía, chè lam, bánh nhãn, kẹo lạc, mứt chuối, nem chua... với giá từ 10.000 đến 60.000 đồng.

Ngoài là một không gian trưng bày các hiện vật xưa cũ, Toa Bao cấp còn phục vụ các món ăn, đồ uống mang đậm hương vị của Hà Nội xưa. Thực đơn của toa này tương đối đa dạng với các món giải khát như trà đá, chè xanh, nhân trần với giá chỉ từ 5.000 đồng. Thực đơn còn có các món ăn vặt quen thuộc của thế hệ cũ như bánh gai, bánh gio mật mía, chè lam, bánh nhãn, kẹo lạc, mứt chuối, nem chua... với giá từ 10.000 đến 60.000 đồng.

Không gian Toa bao cấp Bếp - Chạn - Mâm mở cửa miễn phí từ 15h đến tới 22h mỗi ngày, tại ngã tư Ngũ Xã - Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. "Tuyến tàu điện số 6" hứa hẹn sẽ là điểm đến không thể bỏ qua đối với những ai muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và ẩm thực Việt Nam

Không gian Toa bao cấp Bếp - Chạn - Mâm mở cửa miễn phí từ 15h đến tới 22h mỗi ngày, tại ngã tư Ngũ Xã - Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. "Tuyến tàu điện số 6" hứa hẹn sẽ là điểm đến không thể bỏ qua đối với những ai muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và ẩm thực Việt Nam

Khánh Huy

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/toa-bao-cap-bep-chan-mam-chuyen-tau-du-hanh-nguoc-ve-thoi-bao-cap-ha-noi-392522.html