Tọa đàm 'Công tác dân nguyện của Quốc hội: Đổi mới, hiệu lực, hiệu quả'
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội nói chung, hiệu quả của công tác dân nguyện nói riêng, Quốc hội cần có cơ chế để lắng nghe, thu thập được ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, nắm bắt những phản hồi từ nhân dân, phục vụ cho việc hoạch định chính sách, pháp luật, bảo đảm các chính sách, pháp luật và các quyết sách đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. Đây cũng chính là cơ chế để Quốc hội thông qua đó làm tốt chức năng giám sát tối cao, bảo đảm chính sách pháp luật đi vào cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Tổng thuật
Diễn biến
Được thành lập theo Nghị quyết số 370/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17.3.2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị quyết số 695/2008/UBTVQH12 ngày 15.10.2008, trải qua 20 năm hoạt động, Ban Dân nguyện với nhiệm vụ giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) trong việc tổ chức công tác tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) theo quy định của pháp luật về tiếp công dân. Cùng với đó, Ban giúp UBTVQH trong việc tổ chức tiếp nhận đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân để nghiên cứu, chuyển đơn, thư đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết và theo dõi, đôn đốc việc giải quyết, trả lời công dân. Qua đó, bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân, thể chế hóa nguyện vọng chính đáng của nhân dân thành đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Chính với vai trò to lớn này, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, 20 năm qua, Ban Dân nguyện của UBTVQH đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, đạt được nhiều kết quả rất đáng ghi nhận, được đánh giá cao qua các nhiệm kỳ Quốc hội.
Để phát huy thành quả đã đạt được và đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn mới đòi hỏi công tác dân nguyện của Quốc hội cần phải tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả hoạt động để nắm bắt, tiếp nhận các ý kiến, kiến nghị; phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cử tri, từ đó giúp Quốc hội tiến hành giám sát, hoàn thiện pháp luật, để các chính sách đi vào cuộc sống. Qua đó, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Quốc hội cũng như tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò của Quốc hội với nhân dân.
Với chủ đề “Công tác dân nguyện của Quốc hội: Đổi mới, hiệu lực, hiệu quả”, Báo Đại biểu Nhân dân mong muốn Tọa đàm từ chia sẻ ý kiến các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý đánh giá về những kết quả mà công tác dân nguyện của Quốc hội đã làm được, từ đó để tiếp tục phát huy, cũng như những vấn đề cần phải đổi mới, nâng cao trong công tác dân nguyện để đáp ứng yêu cầu trong tiến trình đổi mới tổ chức hoạt động của Quốc hội và xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
Các khách mời tham gia Tọa đàm gồm:
- Ông Nguyễn Công Long, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
- Ông Hoàng Đức Thắng, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị;
- Ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường Quốc hội;
- Ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục;
- Ông Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Mới nhất
Cũ nhất