Toàn cảnh cầu đường sắt Phú Lương hơn 100 năm tuổi trước thông tin được 'đại tu' hàng trăm tỉ

Cầu đường sắt Phú Lương bắc qua sông Thái Bình thuộc địa phận TP Hải Dương, hoàn thành, đưa vào sử dụng năm 1921, sau cầu Long Biên (TP Hà Nội) khoảng 18 năm. Khu vực này từng là nơi sầm uất, nhộn nhịp từ thời Pháp thuộc, nhiều người mưu sinh nhờ cây cầu này nên với họ cầu Phú Lương là một phần ký ức không thể nào quên.

 Cùng với xây dựng tuyến đường sắt, thực dân Pháp đã xây dựng đường số 5 Hà Nội - Hải Phòng song song và sử dụng cầu Phú Lương phục vụ các phương tiện giao thông qua sông. Cây cầu này có chiều dài 380 mét.

Cùng với xây dựng tuyến đường sắt, thực dân Pháp đã xây dựng đường số 5 Hà Nội - Hải Phòng song song và sử dụng cầu Phú Lương phục vụ các phương tiện giao thông qua sông. Cây cầu này có chiều dài 380 mét.

 Tuy nhiên, cây cầu do người Pháp xây dựng đã bị đánh sập trong chiến tranh phá hoại bằng bom B52 của đế quốc Mỹ.

Tuy nhiên, cây cầu do người Pháp xây dựng đã bị đánh sập trong chiến tranh phá hoại bằng bom B52 của đế quốc Mỹ.

 Năm 1996, cầu Phú Lương mới hoàn thành và đưa vào sử dụng, cầu Phú Lương cũ được cải tạo dành toàn bộ cho đường sắt và hai bên hành lang cầu phục vụ xe máy và người đi bộ

Năm 1996, cầu Phú Lương mới hoàn thành và đưa vào sử dụng, cầu Phú Lương cũ được cải tạo dành toàn bộ cho đường sắt và hai bên hành lang cầu phục vụ xe máy và người đi bộ

 Cầu đường sắt Phú Lương được khôi phục sau hòa bình lập lại. Tuy không giữ được nguyên vẹn như ban đầu, song cây cầu vẫn có vẻ đẹp riêng.

Cầu đường sắt Phú Lương được khôi phục sau hòa bình lập lại. Tuy không giữ được nguyên vẹn như ban đầu, song cây cầu vẫn có vẻ đẹp riêng.

 Cầu Phú Lương có chiều giao thông nghịch giống cầu Long Biên ở Hà Nội. Sang bên kia cầu bằng phía tay trái và ngược lại.

Cầu Phú Lương có chiều giao thông nghịch giống cầu Long Biên ở Hà Nội. Sang bên kia cầu bằng phía tay trái và ngược lại.

 Phần đường bộ chỉ phục vụ xe máy và xe đạp. Sàn cầu vẫn được thảm bằng gỗ. Chiều ngang rất hẹp nên nhiều người đi xe máy qua đây phải đưa hai chân ra giữ thăng bằng tránh va quệt với lan can cầu.

Phần đường bộ chỉ phục vụ xe máy và xe đạp. Sàn cầu vẫn được thảm bằng gỗ. Chiều ngang rất hẹp nên nhiều người đi xe máy qua đây phải đưa hai chân ra giữ thăng bằng tránh va quệt với lan can cầu.

 Hiện cầu Phú Lương do Công ty Quản lý đường sắt Hà Hải quản lý và hàng ngày vẫn góp phần bảo đảm an toàn cho nhiều chuyến tàu qua lại trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng.

Hiện cầu Phú Lương do Công ty Quản lý đường sắt Hà Hải quản lý và hàng ngày vẫn góp phần bảo đảm an toàn cho nhiều chuyến tàu qua lại trên tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng.

 Trước thực trạng xuống cấp nghiêm trọng trong thời gian gần đây, vừa qua, Cục Đường sắt Việt Nam - Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất các cấp có thẩm quyền bố trí 425 tỉ đồng sửa chữa hai cầu đường sắt Long Biên và Phú Lương.

Trước thực trạng xuống cấp nghiêm trọng trong thời gian gần đây, vừa qua, Cục Đường sắt Việt Nam - Bộ Giao thông vận tải đã đề xuất các cấp có thẩm quyền bố trí 425 tỉ đồng sửa chữa hai cầu đường sắt Long Biên và Phú Lương.

 Tại cầu Phú Lương, theo Cục Đường sắt Việt Nam, sau thời gian dài sử dụng, nhiều vị trí kết cấu thép của cầu bị rỉ, xuống cấp, ảnh hưởng đến tính chịu lực công trình. Các vị trí liên kết giữa dầm dọc với dầm ngang bằng liên kết ri vê, bu lông bị rỉ mọt, lỏng lẻo. Cùng đó, dầm dọc, dầm ngang và hệ thống giàn bị rỉ, thủng nhiều vị trí. Tại vị trí liên kết thanh đứng cụt với dầm ngang bị rỉ, thủng, dẫn đến xê dịch so với vị trí ban đầu 50 mm.

Tại cầu Phú Lương, theo Cục Đường sắt Việt Nam, sau thời gian dài sử dụng, nhiều vị trí kết cấu thép của cầu bị rỉ, xuống cấp, ảnh hưởng đến tính chịu lực công trình. Các vị trí liên kết giữa dầm dọc với dầm ngang bằng liên kết ri vê, bu lông bị rỉ mọt, lỏng lẻo. Cùng đó, dầm dọc, dầm ngang và hệ thống giàn bị rỉ, thủng nhiều vị trí. Tại vị trí liên kết thanh đứng cụt với dầm ngang bị rỉ, thủng, dẫn đến xê dịch so với vị trí ban đầu 50 mm.

 Do một ngày chỉ có vài chuyến tàu chạy qua nên người dân vẫn "xé rào" vào chụp ảnh lưu niệm với cây cầu hơn 100 năm tuổi này.

Do một ngày chỉ có vài chuyến tàu chạy qua nên người dân vẫn "xé rào" vào chụp ảnh lưu niệm với cây cầu hơn 100 năm tuổi này.

 Cục Đường sắt Việt Nam đề xuất sẽ làm mới cầu với sơ đồ nhịp 5x75 m, sau đó cần sớm có phương án cải tạo sửa chữa bằng nguồn vốn đầu tư công trung hạn.

Cục Đường sắt Việt Nam đề xuất sẽ làm mới cầu với sơ đồ nhịp 5x75 m, sau đó cần sớm có phương án cải tạo sửa chữa bằng nguồn vốn đầu tư công trung hạn.

Hoàng Mạnh Thắng

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/toan-canh-cau-duong-sat-phu-luong-hon-100-nam-tuoi-truoc-thong-tin-duoc-dai-tu-hang-tram-ti-post1657733.tpo