Toàn lực lượng công an tập trung cao độ, sẵn sàng ứng phó với bão số 3
Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (tên quốc tế: Wipha), Ban Chỉ đạo ứng phó thiên tai Bộ Công an vừa có Công điện khẩn số 08 yêu cầu toàn lực lượng công an tập trung cao độ, sẵn sàng ứng phó với mưa bão và lũ lụt, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân.
Theo công điện, công an các đơn vị và địaphương phải triển khai thực hiện quyết liệt, nghiêm túc, có hiệu quả các Côngđiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an về triển khai ứng phó khẩn cấpvới bão số 3 và mưa lũ sau bão, trọng tâm là: Công điện số 117/CĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ; Công điện số 07/CĐ-BCA-V01 của Bộ Công an về chủ động ứng phóvới diễn biến của bão Wipha.
Công an các đơn vị, địa phương ưu tiên tậptrung triển khai các nhiệm vụ phòng, chống bão số 3 đến tận cơ sở (thôn, xóm, bản,làng); không tổ chức các cuộc họp nếu không thật sự cần thiết.
Ban Chỉ đạo ứng phó thiên tai Bộ Công an yêucầu Ban chỉ huy ƯPTT Công an các đơn vị, địa phương:
Thứ nhất, chủ động lực lượng thường trực, ứngtrực, dự bị sẵn sàng ứng phó với diễn biến của bão trong mọi tình huống.
Thứ hai, đảm bảo tốt công tác an ninh, trậttự tại cơ sở, lấy mục tiêu bảo vệ an toàn, sức khỏe và tính mạng của nhân dânlàm ưu tiên hàng đầu.
Thứ ba, nắm chắc diễn biến tình hình mưabão; phối hợp khẩn trương với các cơ quan chức năng để rà soát, thống kê chi tiếtcác khu vực nguy hiểm. Trong đó cần đặc biệt lưu ý các địa bàn có nguy cơ xảyra mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, ven biển, cửa sông, khu vực bờ sông. Trên cơ sởđó, kịp thời tham mưu phương án sơ tán, di dời người dân cùng phương tiện vàtài sản đến nơi an toàn. Kiên quyết không để người dân ở lại trên lồng bè, chòicanh nuôi trồng thủy sản trước và trong khi bão đổ bộ. Nếu cần thiết, phải cưỡngchế di dời để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Thứ tư, phối hợp kiểm tra, hướng dẫn côngtác neo đậu tàu thuyền tại các khu tránh trú, đảm bảo an toàn về cháy nổ, anninh trật tự và an toàn xã hội.
Thứ năm, chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộđội Biên phòng để hướng dẫn các chủ phương tiện và người dân đang hoạt độngtrên biển có phương án ứng phó kịp thời. Đồng thời, tuyệt đối không để cácphương tiện di chuyển vào khu vực nguy hiểm, khẩn trương tổ chức đưa về nơitránh trú an toàn, sẵn sàng lực lượng cứu hộ cứu nạn khi có tình huống xảy ra.
Thứ sáu, bố trí lực lượng tổ chức hướng dẫn,phân luồng giao thông, cắm biển cảnh báo ở các khu vực nguy hiểm. Kiểm soát chặtchẽ người và phương tiện qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết,khu vực sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở. Kiên quyết không để người dân và phươngtiện lưu thông khi không đảm bảo an toàn, hạn chế tối đa thiệt hại về người vàtài sản trong bão.
Thứ bảy, kịp thời tham mưu, đề xuất tạm dừnghoạt động tại các tuyến đường vượt biển, cầu vượt biển, bến phà, bến đò ngangtrong thời gian bão ảnh hưởng.
Thứ tám, đẩy mạnh công tác tuyên truyền,hướng dẫn người dân các biện pháp phòng tránh thiên tai, kỹ năng ứng phó khẩn cấp,sơ cứu ban đầu… nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại có thể xảy ra.
Thứ chín, phối hợp với các lực lượng chứcnăng để đảm bảo an toàn cho hệ thống hồ đập, thủy điện, và các công trình, dưạ́n trọng điểm, có liên quan đến an ninh quốc gia.

Lực lượng Công an nhân dân huy động các tàu cứu hộ trực chiến ở các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh, Hưng Yên.
Bên cạnh đó, các đơn vị căn cứ vào chức năng, nhiệm vụđược phân công, tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Bộ tạiCông điện số 07 và các điện số 140, 142 của Văn phòng.
Ban Chỉ đạo ứng phó thiên tai Bộ Công an giaocác đơn vị gồm: Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động; Cục An ninh mạng và phòng, chống tôịphạm sử dụng công nghệ cao; Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cưúhộ; Cục Cảnh sát giao thông; Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắtbuộc, trường giáo dưỡng; Cục Kế hoạch và tài chính; Cục Quản lý xây dựng vàdoanh trại; Cục Trang bị và kho vận; Cục Viễn thông và cơ yếu; Cục Công nghệthông tin; Cục Y tế… chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện, vật tư, cơ số thuốcmen, trang thiết bị y tế và kinh phí để kịp thời chi viện cho các địa phươngtrong trường hợp cần thiết.
Các đơn vị trên cần có phương án bảo đảmthông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ huy, điều hành trong ứng phó với bão, tổchức tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, triển khai các phương án đảm bảo vệ sinh môi trường,dịch tễ, phòng, chống dịch bệnh, tai nạn thương tích trong và sau bão.
Ban Chỉ đạo ứng phó thiên tai Bộ Công ancũng giao nhiệm vụ cho Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; CụcCảnh sát giao thông; Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động chủ động phương án huy độngtăng cường, điều động lực lượng, phương tiện chi viện cho Công an các địaphương bị ảnh hưởng của bão, mưa lũ trong trường hợp cần thiết.
Cục Trang bị và kho vận phối hợp chặt chẽvới Công an các đơn vị, địa phương chủ động cấp phát, vận chuyển ngay trang thiếtbị, phương tiện phục vụ công tác ứng phó, cứu nạn, cứu hộ và khắc phục hậu quảbão, lũ khi có yêu cầu.