Các nhà thiên văn đã phát hiện ra lỗ đen sáng nhất và phát triển nhanh nhất từng tồn tại trong 9 tỷ năm qua.
Thực thể vũ trụ khổng lồ này có khối lượng gấp 3 tỷ lần mặt trời và nuốt chửng nhiều khối vật chất có kích thước bằng Trái đất mỗi giây.
Lỗ đen siêu lớn mới, được gọi là J1144, nặng gấp khoảng 500 lần so với Sagittarius A *, lỗ đen siêu lớn ở trung tâm của Thiên hà Milky Way, gần đây đã được chụp ảnh lần đầu tiên. Dấu hiệu rõ rệt nhất là lỗ đen này là một vòng plasma siêu phóng xung quanh và cũng phát ra ánh sáng nhiều hơn khoảng 7.000 lần so với toàn bộ thiên hà Milky Way.
Các nhà thiên văn học Úc đã phát hiện ra lỗ đen này bằng cách sử dụng dữ liệu từ Đài quan sát Khảo sát Bầu trời Nam SkyMapper của Đại học Quốc gia Úc.
Trưởng nhóm nghiên cứu Christopher Onken, nhà thiên văn học tại Đại học Quốc gia Australia (ANU) ở Canberra, cho biết: “Các nhà thiên văn đã săn lùng những vật thể lỗ đen như thế này trong hơn 50 năm qua. Họ đã tìm thấy hàng nghìn cái mờ hơn, nhưng lỗ đen J1144 sáng đáng kinh ngạc này đã lọt vào tầm ngắm và bất ngờ gây được sự chú ý”.
Lỗ đen mới ăn nhiều vật chất, thậm chí còn nuốt chửng nhiều khối vật chất có kích thước bằng Trái Đất mỗi giây, đồng tác giả Samuel Lai, một nhà thiên văn học của ANU, cho biết trong một tuyên bố.
Vật chất này bị biến thành plasma siêu nóng; và phát ra ánh sáng bọc vòng xung quanh lỗ đen.
Các nhà nghiên cứu cho biết, ranh giới lỗ đen sáng đến mức ngay cả những nhà thiên văn nghiệp dư cũng có thể nhìn thấy nó bằng một kính viễn vọng đủ mạnh ở bán cầu Nam bầu trời.
Nhóm nghiên cứu hiện đang cố gắng xác định lý do tại sao lỗ đen khổng lồ này dù ngốn lượng vật chất khổng lồ nhưng vẫn bị đói vật chất một cách bất thường.
Các nhà khoa học nghi ngờ rằng, một sự kiện vũ trụ thảm khốc có thể chịu trách nhiệm cho sự ra đời của lỗ đen phàm ăn nhưng đói bất thường này.
Huỳnh Dũng (Theo Livescience)