Tôn trọng cá tính và cái tôi của con cái

Dù còn nhỏ tuổi, con của bạn cũng đã có những nhận xét riêng về thế giới xung quanh. Hãy tôn trọng quan điểm của bé, đó là cách hiệu quả để khuyến khích trẻ tự lập và sáng tạo.

Cha mẹ hãy tôn trọng cá tính và sở thích của con trẻ. Ảnh: tvN.

Cha mẹ hãy tôn trọng cá tính và sở thích của con trẻ. Ảnh: tvN.

Bắt đầu lên tám, trẻ cảm nhận được những gì chúng biết là sai hay đúng và không còn tìm người lớn để được chỉ bảo nữa. Dựa trên cấp độ tư duy về đạo đức mới mẻ này, trẻ có thể được tin tưởng hơn vào hành động của chính mình theo cách an toàn, sành sỏi hơn.

Trên thực tế, đa số các bạn nhỏ ở độ tuổi thiếu niên có khuynh hướng sử dụng gần một nửa (40%) thời gian vui chơi của mình vào việc đi chơi và tương tác với các bạn đồng trang lứa. Hãy hình dung con bạn đang tham gia vào một ban nhạc Motown và nỗ lực theo kịp lời bài hát và những đoạn bị đảo phách cùng những thành viên ăn vận đẹp đẽ trong ban nhạc.

Những gì chúng học được trong thời gian này khác với thời gian ở cùng người lớn, những người thường chỉ tập trung vào việc hướng dẫn, dù cho đó là một huấn luyện viên của đội bóng chuyền, một giáo viên dạy piano hay giáo viên ở lớp.

Về phía mình, người lớn thường sẽ tạo ra và thực thi các nguyên tắc khi ở cùng trẻ. Nhưng với các bạn cùng trang lứa, các cô cậu niên thiếu của chúng ta lại có cơ hội thiết lập các nguyên tắc riêng của nhóm và đàm phán cách thức chúng sẽ chơi cùng nhau ra sao.

Vị trí trưởng nhóm sẽ thay đổi một cách nhanh chóng dựa trên các kỹ năng cần thiết thay đổi trong mỗi trò chơi. Đây là thời kỳ diễn tập quan trọng để trẻ chuẩn bị cho các rủi ro của tuổi dậy thì và lớn hơn nữa.

Các bé gái ở độ tuổi lên tám và bé trai ở độ tuổi lên chín cũng thể hiện những khởi đầu của tuổi dậy thì, bao gồm nhiều thay đổi về thể chất, tinh thần và cảm xúc. Những thay đổi này sẽ chuyển đổi con bạn sang độ tuổi dậy thì với cơ thể có đầy đủ chức năng như của người lớn trưởng thành (thời điểm các bé gái 13 tuổi, các bé trai 15 tuổi).

Mặc dù trẻ trong độ tuổi dậy thì có thể mang thai ở tuổi 13 nhưng quá trình tái tạo trí não của chúng sẽ chỉ ở giai đoạn sớm của quá trình chuyển từ tư duy tưởng tượng sang lý luận logic. Điều này phải mất nhiều năm trải nghiệm và thực hành để cuối cùng thiết lập được một thành trì vững chắc vào giai đoạn giữa hoặc cuối tuổi 20.

Vai trò của cha mẹ và các mối quan hệ với trẻ sẽ thay đổi một cách cơ bản. Nhưng điều chúng ta thực sự cần là không được phép gây ra lỗi. Ngày nay, khả năng hiểu về những gì mà con cái chúng ta đang trải qua và cách thức chúng ta có thể trở thành người hỗ trợ cho chúng là cực kỳ quan trọng khi trẻ phải nỗ lực quản trị các áp lực học tập và xã hội ngày càng gia tăng.

Khi chúng ta điều chỉnh mối quan hệ của mình thì điều này cũng đặt nền móng cho lòng tin trong tương lai cho tới giai đoạn lớn lên theo hướng độc lập, “đưa đẩy nhau” của tuổi dậy thì.

Hãy cùng khám phá sự bắt đầu của tuổi dậy thì sẽ ra sao và các giai đoạn của tuổi học đường quan trọng này sẽ tác động lên các cảm xúc mãnh liệt của con bạn như thế nào, cách thức chúng nhận thức về bản thân mình, mối quan hệ với phụ huynh thay đổi ra sao cũng như cách chúng gắn kết với bạn bè và những người quan trọng khác như thế nào.

Jennifer Miller/ Thái Hà Books & NXB Lao động

Nguồn Znews: https://znews.vn/ton-trong-ca-tinh-va-cai-toi-cua-con-cai-post1488062.html