Tôn vinh tín ngưỡng thờ Mẫu và Hội làng Việt cổ.

Chương trình Tôn vinh tín ngưỡng thờ Mẫu và Hội làng Việt cổ với chủ đề 'Cội nguồn và khát vọng' do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ, UBND huyện Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ) phối hợp tổ chức. Gần 800 nghệ nhân, diễn viên sẽ tham gia chương trình này.

Chương trình sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 17/11/2019 tại huyện Thanh Thủy, trong đó tâm điểm là Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh.

Điểm nhấn độc đáo nhất của chương trình là Trình diễn văn hóa dân gian đường phố Cội nguồn và khát vọng trên các tuyến phố chính của thị trấn Thanh Thủy.

Lần đầu tiên tại Phú Thọ, những tín ngưỡng thờ Mẫu “chạm” tới khách du lịch thông qua các hoạt động biểu diễn trên đường phố. Nổi bật trong chương trình Tôn vinh tín ngưỡng thờ mẫu và Hội làng Việt cổ đó là tín ngưỡng thờ mẫu Âu Cơ đã được công nhân là di sản văn hóa phi vật thể. Vì vậy BTC đã có hẳn một hoạt động đối với tín ngưỡng thờ mẫu đó là Trưng bày tín ngưỡng thờ Mẫu với nội dung giới thiệu khái quát về tín ngưỡng thờ mẫu Âu Cơ; Mẫu Thượng Thiên; Mẫu Thượng Ngàn; Mẫu Thoải; Mẫu địa cùng các nghề liên quan tín ngưỡng thờ Mẫu.

Cùng với trình diễn văn hóa dân gian đường phố là hoạt động trưng bày tín ngưỡng thờ Mẫu. Thông qua trưng bày, khách du lịch có cơ hội để hiểu về ý nghĩa của tín ngưỡng thờ Mẫu Âu Cơ - tín ngưỡng ra đời và tồn tại trên vùng đất Tổ, gắn liền và phản ánh sinh động huyền thoại Lạc Long Quân - Âu Cơ và bọc trăm trứng; là một sáng tạo văn hóa độc đáo nhằm ghi nhớ, khẳng định và tôn vinh lịch sử nòi giống Tiên Rồng của dân tộc Việt Nam, mang đậm tính nhân văn sâu sắc.

Điểm nhấn độc đáo nhất của chương trình là Trình diễn văn hóa dân gian đường phố Cội nguồn và khát vọng trên các tuyến phố chính của thị trấn Thanh Thủy.

Điểm nhấn độc đáo nhất của chương trình là Trình diễn văn hóa dân gian đường phố Cội nguồn và khát vọng trên các tuyến phố chính của thị trấn Thanh Thủy.

Đây là sự kiện văn hóa dân gian tổng thể, bao gồm nhiều sinh hoạt khác nhau của đời sống xã hội: Sinh hoạt tín ngưỡng, nghi lễ, phong tục, giao tiếp và gắn kết xã hội; các sinh hoạt diễn xướng dân gian (hát, múa, trò chơi, sân khấu…); các cuộc thi tài, vui chơi, giải trí, ẩm thực… Thông qua các sản vật trưng bày, Hội làng giới thiệu những thành tựu, tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông nghiệp, nông sản thực phẩm, sản xuất theo hướng an toàn, có thế mạnh của tỉnh Phú Thọ, tạo cơ hội kết nối, liên kết hợp tác đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy hợp tác và tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn của tỉnh.

Tại Hội làng, hầu hết nhóm mặt hàng đặc sản của tỉnh Phú Thọ sẽ được giới thiệu đầy đủ gồm: Chè xanh, chè đen, nấm, thịt chua, thịt muối, bánh cổ truyền, gà chín cựa, cá sông, cam, bưởi, cây cảnh, mây tre đan…

Theo ông Nguyễn Mạnh Thản, đại diện BTC muốn xây dựng công viên về Mẫu, tôn vinh đạo thờ Mẫu, đạo về mẹ với tất cả người dân.

Bảo Châu

Nguồn Pháp Luật VN: http://baophapluat.vn/nhip-song-hom-nay/ton-vinh-tin-nguong-tho-mau-va-hoi-lang-viet-co-478395.html