Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhân cách văn hóa lớn

Cuốn sách 'Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc' của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt tháng 6. Các nhà nghiên cứu đánh giá cuốn sách đã nâng tầm lý luận về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Các trang viết trong tác phẩm cũng định hướng nhiệm vụ cho sự phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Định hướng chính xác và khoa học về văn hóa

Cuốn sách tuyển chọn 109 bài viết, bài phát biểu, bài nói, lược ghi, trả lời phỏng vấn, thư... của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam trong gần 60 năm qua.

Lời giới thiệu của Ban Tuyên giáo T.Ư và NXB Chính trị quốc gia Sự thật nhấn mạnh nội dung các bài phát biểu, bài viết của Tổng Bí thư trong cuốn sách đều thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Tổng Bí thư đối với việc xây dựng, giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam với các yếu tố truyền thống và hiện đại.

Phần thứ nhất của cuốn sách lấy tên Văn hóa là hồn cốt của dân tộc, gồm 19 bài phát biểu, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Hội nghị Ban chấp hành T.Ư, Hội nghị công tác tư tưởng - văn hóa toàn quốc, Hội nghị Tuyên giáo toàn quốc...

Cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt tháng 6. Ảnh: NXBCTQGST.

Cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ra mắt tháng 6. Ảnh: NXBCTQGST.

Các bài viết, bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên nhiều cương vị, qua các thời kỳ cho thấy tư duy sâu sắc, toàn diện của Tổng Bí thư về vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của văn hóa, truyền thống lịch sử và mối quan hệ biện chứng gắn kết giữa lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp văn hóa do Đảng lãnh đạo.

Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp mà còn ở sự phong phú của tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Luận giải rõ hơn những nhiệm vụ được chỉ ra trong Nghị quyết Hội nghị T.Ư 5 khóa VIII về văn hóa, Tổng Bí thư nêu: “Hạnh phúc của con người không phải chỉ ở chỗ nhiều tiền, lắm của, ăn ngon, mặc đẹp mà còn ở sự phong phú của tâm hồn, được sống giữa tình thương và lòng nhân ái, lẽ phải và công bằng”.

Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng, với những đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

"Bằng những lập luận chắc chắn và đầy sức thuyết phục, những dẫn chứng rất phong phú và sinh động, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định quan điểm, đường lối nhất quán của Đảng về văn hóa, nhận thức rất chi tiết, đầy đủ, định hướng chính xác và khoa học về các lĩnh vực văn hóa, từ diện mạo, đặc điểm, loại hình, khuynh hướng, trường phái đến đội ngũ văn nghệ sĩ...", Ban Tuyên giáo T.Ư khẳng định.

Phần thứ hai Phát triển toàn diện, đồng bộ để văn hóa thật sự là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước bền vững tuyển chọn 73 bài phát biểu, bài viết, thư của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với các lĩnh vực văn hóa cũng như quá trình xây dựng, phát triển của từng cơ quan văn hóa cụ thể.

Với kiến thức chuyên sâu và sự am hiểu về đặc trưng của từng loại hình văn hóa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có những dẫn chứng sinh động và lập luận thuyết phục, định hướng vừa mang tầm chiến lược, lại rất cụ thể, gần gũi.

Nói về vai trò của văn học, nghệ thuật, Tổng Bí thư chỉ rõ: “Mỗi tác phẩm văn học nghệ thuật thật sự có giá trị phải có sức lay động công chúng, độc giả bằng trách nhiệm, tấm lòng, trái tim của người nghệ sĩ”.

Với nghệ thuật sân khấu, Tổng Bí thư yêu cầu “sáng tạo được nhiều vở diễn có giá trị về dân tộc Việt Nam, về con người Việt Nam đang dũng cảm vượt qua thử thách, đẩy nhanh tiến trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Những bài nói, bài viết, bài phát biểu, thư... được chọn lọc trong phần thứ hai của cuốn sách cho thấy sự am hiểu sâu sắc, toàn diện của Tổng Bí thư về bản chất và đặc trưng văn hóa Việt Nam của người đứng đầu Đảng ta.

Tổng Bí thư là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa của Đảng

Ban Tuyên giáo T.Ư khẳng định với góc nhìn đa chiều, phong phú, sáng tạo của người đứng đầu Đảng ta, nhiều vấn đề bất cập tồn tại từ lâu đã được giải quyết, tiềm năng của địa phương được khai thác và phát huy.

Các bài viết trong tác phẩm đưa ra nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả để ra sức xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Trên Tạp chí Tuyên giáo, GS.TS. Phùng Hữu Phú sau khi đọc cuốn sách của Tổng Bí thư đã nói: “Tác phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có sức cảm hóa, lan tỏa sâu rộng, định hướng nhận thức, dẫn dắt hành động đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc trong thời kỳ phát triển mới của đất nước.

Sức sống của tác phẩm, phần do giá trị tư tưởng, tầm trí tuệ kết tinh trong từng bài viết, bài nói, phần quan trọng hơn, bởi đây chính là tâm huyết, sự gửi gắm và kỳ vọng của Tổng Bí thư - nhà lãnh đạo tâm đức, nhà văn hóa lớn, nhân cách văn hóa lớn, hết lòng vì Đảng, vì dân, được nhân dân kính trọng, yêu mến, tin tưởng”.

Cuốn sách của Tổng Bí thư được xem như cẩm nang văn hóa cho những người làm văn hóa.

Cuốn sách của Tổng Bí thư được xem như cẩm nang văn hóa cho những người làm văn hóa.

Phần thứ ba Từ luận điểm văn hóa của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thực tiễn cuộc sống chọn lọc 32 bài viết, trả lời phỏng vấn của các cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong nghiên cứu, học tập và triển khai, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng cũng như ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Trong lời giới thiệu, NXB Chính trị quốc gia Sự thật nêu rõ phần thứ ba tổng kết những bài học kinh nghiệm có giá trị, thể hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Tổng Bí thư đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam. Các trang viết cũng định hướng nhiệm vụ cho sự phát triển văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới.

Với nghệ thuật sân khấu, Tổng Bí thư yêu cầu “sáng tạo được nhiều vở diễn có giá trị về dân tộc Việt Nam, về con người Việt Nam đang dũng cảm vượt qua thử thách, đẩy nhanh tiến trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Với nghệ thuật sân khấu, Tổng Bí thư yêu cầu “sáng tạo được nhiều vở diễn có giá trị về dân tộc Việt Nam, về con người Việt Nam đang dũng cảm vượt qua thử thách, đẩy nhanh tiến trình đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cũng giới thiệu hơn 90 bức ảnh tư liệu quý, ghi lại những hình ảnh của Tổng Bí thư trong các hoạt động văn hóa, hội nghị văn hóa, các chuyến đi thăm, làm việc với các địa phương, các cuộc làm việc với các cơ quan, đơn vị trong ngành văn hóa, các buổi gặp gỡ văn nghệ sĩ, trí thức...

"Các bức ảnh đều cho thấy bên cạnh tầm văn hóa, tư duy văn hóa, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn là con người văn hóa, đồng thời là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa của Đảng".

Trong nhiều bài phát biểu, bài viết, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định nguyên tắc phát triển văn hóa đồng bộ, hài hòa với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tổng Bí thư nhấn mạnh phải làm cho văn hóa “thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người”.

Ngọc Ánh

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-nhan-cach-van-hoa-lon-post1656411.tpo