Ẩm thực Trung Quốc thường được ví von như một bức tranh đa màu sắc, đa dạng từ hương vị cho đến cách thức bài trí. Mỗi món ăn là một sự kết hợp hoàn hảo giữa nguyên liệu và cách chế biến, không chỉ ngon miệng mà còn tốt cho sức khỏe.
Dưới đây là những món ngon nổi tiếng của Trung Quốc:
Vịt quay Bắc Kinh là món ăn Trung Quốc nổi tiếng, đại diện tiêu biểu cho ẩm thực thủ đô. Vịt dùng chế biến phải là loại vịt tuyển chọn, nuôi theo phương pháp tự nhiên. Trước khi quay, vịt được làm sạch rồi ướp cùng các loại gia vị đặc trưng như: mạch nha, giấm đỏ, ngũ vị hương… Vịt quay Bắc Kinh ngon có phần da màu nâu sậm, mỏng và giòn, phần thịt mềm, ngọt.
Bún qua cầu là món ăn có xuất xứ từ tỉnh Vân Nam, kết hợp nhiều nguyên liệu khác nhau như: thịt gà, thịt heo, hải sản, trứng, đậu phụ… Nước dùng được hầm nhiều giờ với thịt gà cho ra vị ngọt, thơm và béo ngậy. Các nguyên liệu sẽ được bày biện ra từng dĩa nhỏ, ăn kèm với bún tươi.
Đậu phụ thối là món ăn bình dân, thường được bày bán ở các khu chợ đêm, cửa hàng ven đường. Đậu phụ được lên men bằng nước muối, mỗi cửa hàng sẽ có một cách chế biến riêng biệt tạo nên hương vị đặc trưng. Nhiều du khách ngại thử vì tên gọi của món ăn nhưng khi thưởng thức rồi lại mê mẩn hương vị đặc biệt của nó.
Màn thầu là món ăn truyền thống, có lịch sử hơn 1.800 năm. Vỏ bánh làm từ bột lúa mì lên men, nhân bánh đa dạng với thịt bằm và các loại rau củ. Bánh màn thầu thường được hấp chín hoặc chiên vàng.
Mì trường thọ là món mì truyền thống, ra đời cách đây hơn 300 năm ở tỉnh Chiết Giang. Sợi mì trường thọ được để nguyên độ dài vốn có. Khi ăn, bạn phải ăn một hơi hết cả sợi mì dài. Về ý nghĩa, món ăn này tượng trưng cho mong ước trường thọ và khỏe mạnh. Vào thời khác chuyển giao sang năm mới hay đúng dịp mừng tuổi mới, sinh nhật một ai đó, thay vì tặng cho họ một chiếc bánh sinh nhật, người Trung Quốc sẽ tặng một bát mì trường thọ với ý nghĩa cầu chúc khỏe mạnh, thậm chí sống lâu trăm tuổi.
Cơm Chiên Dương Châu. Thành phần chính của món ăn bao gồm: cơm, trứng, tôm, thịt heo, rau củ thái nhỏ… Hạt cơm sau khi chiên có màu vàng ươm bắt mắt, các nguyên liệu phụ có hương vị thơm ngon, đậm đà, cực kỳ kích thích vị giác.
Lẩu cừu là món ăn truyền thống của dân du mục Mông Cổ, thường dùng vào dịp lập đông. Phần nước dùng được ninh từ xương cừu, cho ra vị thơm ngọt đặc trưng. Thịt cừu được thái lát mỏng, nhúng tái cùng nước lẩu và ăn kèm với các loại rau. Món ăn sẽ được chấm vào nước lèo đặc biệt được chế từ dầu mè, hoa hẹ và các gia vị khác.
Trứng bách nhật (trứng bắc thảo, trứng bách thảo) là một trong những đại diện của nền ẩm thực Trung Quốc, từng là món ăn dùng để tiến vua. Trứng được bảo quản bằng một lớp bầu, trấu và vôi. Sau một thời gian dài, lòng trắng trứng sẽ chuyển sang màu nâu đậm, lòng đỏ trở thành màu xanh lục và có vị hơi mặn. Món ăn này thường được sử dụng trong bữa sáng của người Trung Hoa.
"Phật nhảy tường" là món ngon nổi tiếng trong ẩm thực người Phúc Kiến, xuất hiện từ thời nhà Thanh. Với lịch sử hơn 200 năm tồn tại, đến nay món ăn trở thành cao lương mỹ vị trong ẩm thực Trung Hoa, được tổng hòa bởi sự đa dạng của các nguyên liệu quý, chế biến cầu kỳ. Món ăn gồm nhiều loại hải sản thượng hạng như hải sâm, bào ngư, sò điệp, vi cá mập, kết hợp cùng các nguyên liệu khác như trứng cút, thịt gà, gân lợn, nhân sâm, nấm, khoai môn... Người nấu bếp còn dùng cả loại rượu Thiệu Hưng nổi tiếng, tạo mùi vị đặc trưng.
Sủi cảo là món bánh cổ truyền, thường dùng trong dịp năm mới. Bột làm bánh là gạo tẻ và gạo nếp. Phần nhân làm từ thịt bò hoặc thịt lợn, thêm chút rau củ băm nhuyễn để cân bằng vị. Bánh sủi cảo được nặn thành hình bán nguyệt, có thể ăn kèm với mì hoặc nước sốt. Đối với người Trung Quốc, hoạt động quan trọng nhất trong đêm giao thừa là quây quần cùng người thân và thưởng thức món sủi cảo truyền thống nhằm cầu mong mọi sự may mắn sẽ đến với họ trong năm mới. Bởi theo quan niệm của người Trung Quốc, món ăn sủi cảo có ba ý nghĩa chính gồm phát tài phát lộc, vui vẻ đoàn viên và bình an như ý.
Lẩu cay Tứ Xuyên là gợi ý đáng thử trong danh sách các món ăn Trung Quốc. Món lẩu được chế biến cầu kỳ, nước dùng là phần nước hầm xương pha với giấm và ớt. Khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận được vị cay từ đầu lưỡi, thêm chút chua thanh của giấm. Ăn kèm nước lẩu Tứ Xuyên là thịt bò, thịt gà và rau củ.
Súp tiết vịt là món ngon đặc sản của vùng đất Nam Kinh - nơi nổi tiếng với các món ăn chế biến từ thịt vịt. Nước súp có vị ngọt nhờ được hầm từ xương và cổ vịt, thêm tiết vịt, gan, mề vịt làm món ăn thêm phần dậy vị. Món súp tiết vịt thường được ăn kèm cùng miến hoặc bún, nhiều địa phương còn dùng kèm với bánh bao hấp.