Top sự cố khoa học vũ trụ nghiêm trọng nhất năm 2024

Năm 2024 chứng kiến nhiều sự cố không gian đáng chú ý, từ trục trặc trên trạm ISS đến những vụ rơi, vỡ tên lửa và vệ tinh.

Năm 2024 chứng kiến nhiều thành tựu về khoa học vũ trụ của nhân loại. Chúng ta đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của SpaceX, việc Trung Quốc thu thập mẫu vật trong vùng tối Mặt trăng, những khám phá của kính thiên văn không gian James Webb v.v.. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có hàng loạt những sự cố đáng tiếc, không những gây tốn kém còn để lại những hậu quả nghiêm trọng.

Năm 2024 chứng kiến nhiều thành tựu về khoa học vũ trụ của nhân loại. Chúng ta đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của SpaceX, việc Trung Quốc thu thập mẫu vật trong vùng tối Mặt trăng, những khám phá của kính thiên văn không gian James Webb v.v.. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có hàng loạt những sự cố đáng tiếc, không những gây tốn kém còn để lại những hậu quả nghiêm trọng.

Cũng là một vụ rò rỉ khác, tại chính trạm ISS khiến cho không khí liên tục thoát ra ngoài. Vấn đề được phát hiện lần đầu vào năm 2019, sau đó, nhiều vết nứt khác tại khu vực này đã xuất hiện. Chỗ rò rỉ và các vết nứt được xử lý tạm bằng chất bịt kín và miếng vá, nhưng một lượng nhỏ không khí vẫn thoát ra ngoài không gian. Báo cáo mới cảnh báo rằng cần một giải pháp lâu dài để tránh nhiều vấn đề kéo theo và nguy cơ xảy ra thảm họa trong vài năm tới. Ảnh: NASA

Cũng là một vụ rò rỉ khác, tại chính trạm ISS khiến cho không khí liên tục thoát ra ngoài. Vấn đề được phát hiện lần đầu vào năm 2019, sau đó, nhiều vết nứt khác tại khu vực này đã xuất hiện. Chỗ rò rỉ và các vết nứt được xử lý tạm bằng chất bịt kín và miếng vá, nhưng một lượng nhỏ không khí vẫn thoát ra ngoài không gian. Báo cáo mới cảnh báo rằng cần một giải pháp lâu dài để tránh nhiều vấn đề kéo theo và nguy cơ xảy ra thảm họa trong vài năm tới. Ảnh: NASA

Sự cố không gian nổi bật nhất năm nay là việc tàu Starliner của Boeing bị rò rỉ khiến hai phi hành gia Butch Wilmore và Suni Williams mắc kẹt trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào tháng 6. Trong quá trình đưa Wilmore và Williams lên trạm, con tàu đã gặp nhiều trục trặc. Cuối cùng, sau nhiều lần trì hoãn để NASA tìm giải pháp, nó phải trở về Trái Đất mà không mang theo phi hành gia nào vào tháng 9. Hiện cả 2 đã kẹt lại trong không gian hơn 210 ngày. Ảnh: ESA/NASA-S.Cristoforetti

Sự cố không gian nổi bật nhất năm nay là việc tàu Starliner của Boeing bị rò rỉ khiến hai phi hành gia Butch Wilmore và Suni Williams mắc kẹt trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) vào tháng 6. Trong quá trình đưa Wilmore và Williams lên trạm, con tàu đã gặp nhiều trục trặc. Cuối cùng, sau nhiều lần trì hoãn để NASA tìm giải pháp, nó phải trở về Trái Đất mà không mang theo phi hành gia nào vào tháng 9. Hiện cả 2 đã kẹt lại trong không gian hơn 210 ngày. Ảnh: ESA/NASA-S.Cristoforetti

Một sự cố khiến cho toàn bộ chi khoản chi phí 120 triệu USD tiêu tan khi tàu thăm dò Mặt Trăng SLIM của Nhật Bản đáp xuống bề mặt chị Hằng trong tư thế lộn ngược. Mặc dù những thông tin cần thu thập đã được gửi về trước đó, các tấm pin năng lượng đã không thể bắt được ánh sáng để cung cấp điện cần thiết cho hoạt động của tàu. Ngày 28/4/2024 là lần cuối cùng SLIM gửi tín hiệu về trái đất, nhiệm vụ của tàu đổ bộ này chính thức kết thúc khi mọi nổ lực liên lạc không có kết quả.

Một sự cố khiến cho toàn bộ chi khoản chi phí 120 triệu USD tiêu tan khi tàu thăm dò Mặt Trăng SLIM của Nhật Bản đáp xuống bề mặt chị Hằng trong tư thế lộn ngược. Mặc dù những thông tin cần thu thập đã được gửi về trước đó, các tấm pin năng lượng đã không thể bắt được ánh sáng để cung cấp điện cần thiết cho hoạt động của tàu. Ngày 28/4/2024 là lần cuối cùng SLIM gửi tín hiệu về trái đất, nhiệm vụ của tàu đổ bộ này chính thức kết thúc khi mọi nổ lực liên lạc không có kết quả.

Một mảnh rác vũ trụ từ trạm ISS được ném ra vào năm 2021 đã "báo hại" NASA vướng vào một vụ kiện yêu cầu bồi thường. Thay vì được xử lý, một khối pin đã bị vất ra khỏi trạm một cách thiếu trách nhiệm. NASA nghĩ rằng nó sẽ cháy hết khi rơi vào khí quyển, tuy nhiên, khối pin này đã "chu du" trên quỹ đạo suốt 3 năm mới chịu "về nhà". Mảnh rác này đã lao xuống đâm thủng nhà dân ở Naples, bang Florida. Thật khó tưởng tưởng hậu quả nếu trước đó, mảnh rác này va vào một vệ tinh hay thiết bị vũ trụ khác. Ảnh: Mike Hopkins

Một mảnh rác vũ trụ từ trạm ISS được ném ra vào năm 2021 đã "báo hại" NASA vướng vào một vụ kiện yêu cầu bồi thường. Thay vì được xử lý, một khối pin đã bị vất ra khỏi trạm một cách thiếu trách nhiệm. NASA nghĩ rằng nó sẽ cháy hết khi rơi vào khí quyển, tuy nhiên, khối pin này đã "chu du" trên quỹ đạo suốt 3 năm mới chịu "về nhà". Mảnh rác này đã lao xuống đâm thủng nhà dân ở Naples, bang Florida. Thật khó tưởng tưởng hậu quả nếu trước đó, mảnh rác này va vào một vệ tinh hay thiết bị vũ trụ khác. Ảnh: Mike Hopkins

Trong khi nhiệm vụ thu thập mẫu vật từ nửa tối Mặt Trăng của Trung Quốc thành công lớn, một số công ty tư nhân của Mỹ lại liên tiếp thất bại. Tàu Peregrine với ý định mang theo tro cốt của 66 người giàu có muốn được mai táng trên mặt trăng. Không rõ là may hay rủi, còn tàu này đã gặp sự cố, lơ lửng giữa không gian rồi lao ngược về trái đất và cháy rụi trong bầu khí quyển. Con tàu và sự cố này đã không đóng góp gì cho khoa học vũ trụ ngược lại gây ra tranh cãi về đạo đức lẫn cách tiêu tiền của giới nhà giàu ích kỷ ngạo mạn.

Trong khi nhiệm vụ thu thập mẫu vật từ nửa tối Mặt Trăng của Trung Quốc thành công lớn, một số công ty tư nhân của Mỹ lại liên tiếp thất bại. Tàu Peregrine với ý định mang theo tro cốt của 66 người giàu có muốn được mai táng trên mặt trăng. Không rõ là may hay rủi, còn tàu này đã gặp sự cố, lơ lửng giữa không gian rồi lao ngược về trái đất và cháy rụi trong bầu khí quyển. Con tàu và sự cố này đã không đóng góp gì cho khoa học vũ trụ ngược lại gây ra tranh cãi về đạo đức lẫn cách tiêu tiền của giới nhà giàu ích kỷ ngạo mạn.

Một nổ lực khác trong tháng 2 của công ty Intuitive Machines (Mỹ), đưa tàu đổ bộ tư nhân Odysseus hoàn thành chuyến bay đến Mặt Trăng. Đây là tàu vũ trụ Mỹ đầu tiên đáp xuống bề mặt thiên thể này sau hơn 50 năm. Tuy nhiên, tàu đổ bộ do công ty Intuitive Machines chế tạo cũng không hạ cánh tốt, bị đổ lật về một bên khi tiếp đất. Con tàu hoàn thành một số công việc, cuối cùng "chết" trong đêm Mặt Trăng lạnh giá. Ảnh: Intuitive Machines

Một nổ lực khác trong tháng 2 của công ty Intuitive Machines (Mỹ), đưa tàu đổ bộ tư nhân Odysseus hoàn thành chuyến bay đến Mặt Trăng. Đây là tàu vũ trụ Mỹ đầu tiên đáp xuống bề mặt thiên thể này sau hơn 50 năm. Tuy nhiên, tàu đổ bộ do công ty Intuitive Machines chế tạo cũng không hạ cánh tốt, bị đổ lật về một bên khi tiếp đất. Con tàu hoàn thành một số công việc, cuối cùng "chết" trong đêm Mặt Trăng lạnh giá. Ảnh: Intuitive Machines

Trực thăng sao Hỏa Ingenuity của NASA kết thúc nhiệm vụ kéo dài khoảng 3 năm sau khi bị hư hại nghiêm trọng trong chuyến bay thứ 72 trên hành tinh đỏ. Các bức ảnh cho thấy, sau cú hạ cánh lỗi, một cánh quạt của trực thăng này đã mất một mảnh lớn, hư hỏng không thể sửa chữa. Nó vẫn hoạt động về mặt kỹ thuật và có thể đóng vai trò như trạm thời tiết trong vài thập kỷ tới. Nhưng để lấy được dữ liệu, có thể con người phải trực tiếp đi đến ...sao Hỏa.

Trực thăng sao Hỏa Ingenuity của NASA kết thúc nhiệm vụ kéo dài khoảng 3 năm sau khi bị hư hại nghiêm trọng trong chuyến bay thứ 72 trên hành tinh đỏ. Các bức ảnh cho thấy, sau cú hạ cánh lỗi, một cánh quạt của trực thăng này đã mất một mảnh lớn, hư hỏng không thể sửa chữa. Nó vẫn hoạt động về mặt kỹ thuật và có thể đóng vai trò như trạm thời tiết trong vài thập kỷ tới. Nhưng để lấy được dữ liệu, có thể con người phải trực tiếp đi đến ...sao Hỏa.

Robot tự hành Curiosity đã giúp NASA nghiên cứu sao Hỏa hơn 12 năm, cũng chịu một số hư hại nghiêm trọng trong năm nay. Những hình ảnh công bố hồi tháng 9 cho thấy một loạt lỗ thủng trên bánh xe giữa bên phải của robot, bao gồm vết rách lớn làm lộ thiết bị bên trong bánh xe. Ảnh:NASA

Robot tự hành Curiosity đã giúp NASA nghiên cứu sao Hỏa hơn 12 năm, cũng chịu một số hư hại nghiêm trọng trong năm nay. Những hình ảnh công bố hồi tháng 9 cho thấy một loạt lỗ thủng trên bánh xe giữa bên phải của robot, bao gồm vết rách lớn làm lộ thiết bị bên trong bánh xe. Ảnh:NASA

Tàu thăm dò Voyager 1 và 2 được phóng đi năm 1977 đang chết dần trong không gian liên sao tăm tối. Các sự cố khiến các thiết bị quan trọng ngừng hoạt động cùng với năng lượng dần cạn kiệt khiến nó bị hư hại nghiêm trọng khi đối mặt với nhiệt độ lạnh giá bên ngoài không gian. Các tàu thăm dò này hiện đã ở cách xa trái đất hơn 24 tỷ km. Ảnh: Caltech - NASA

Tàu thăm dò Voyager 1 và 2 được phóng đi năm 1977 đang chết dần trong không gian liên sao tăm tối. Các sự cố khiến các thiết bị quan trọng ngừng hoạt động cùng với năng lượng dần cạn kiệt khiến nó bị hư hại nghiêm trọng khi đối mặt với nhiệt độ lạnh giá bên ngoài không gian. Các tàu thăm dò này hiện đã ở cách xa trái đất hơn 24 tỷ km. Ảnh: Caltech - NASA

Khi vùng không gian quanh Trái Đất ngày càng đông đúc, nguy cơ xảy ra tai nạn càng tăng. Tháng 6, phi hành gia trên trạm ISS phải tạm thời trú ẩn trong các tàu vũ trụ - bao gồm cả tàu Starliner rò rỉ của Boeing - khi vệ tinh Nga Resurs-P1 đột ngột vỡ thành hơn 100 mảnh gần đó. Ảnh: NASA

Khi vùng không gian quanh Trái Đất ngày càng đông đúc, nguy cơ xảy ra tai nạn càng tăng. Tháng 6, phi hành gia trên trạm ISS phải tạm thời trú ẩn trong các tàu vũ trụ - bao gồm cả tàu Starliner rò rỉ của Boeing - khi vệ tinh Nga Resurs-P1 đột ngột vỡ thành hơn 100 mảnh gần đó. Ảnh: NASA

Tháng 8, tên lửa Trường Chinh 6A của Trung Quốc phát nổ thành hơn 300 mảnh sau khi triển khai vệ tinh đầu tiên trong mạng lưới băng thông rộng Thousand Sails, dự kiến gồm khoảng 15.000 vệ tinh. Hiện giới chuyên gia vẫn chưa rõ chính xác điều gì đã xảy ra. Ảnh: Aerospace

Tháng 8, tên lửa Trường Chinh 6A của Trung Quốc phát nổ thành hơn 300 mảnh sau khi triển khai vệ tinh đầu tiên trong mạng lưới băng thông rộng Thousand Sails, dự kiến gồm khoảng 15.000 vệ tinh. Hiện giới chuyên gia vẫn chưa rõ chính xác điều gì đã xảy ra. Ảnh: Aerospace

Một tai nạn khác liên quan đến Boeing, vệ tinh Intelsat 33e do hãng này chế tạo bất ngờ vỡ thành hơn 20 mảnh. Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra. Sự cố này đã khiến nhiều khách hàng của Intelsat mất điện hoặc gián đoạn dịch vụ truyền thông. Hãng Boeing liên tục gặp phải những sự cố không gian và bị tố từ nội bộ là thiếu trách nhiệm và phải đối mặt với điều tra cấp độ liên bang tại Hoa Kỳ. Ảnh: Roscomos

Một tai nạn khác liên quan đến Boeing, vệ tinh Intelsat 33e do hãng này chế tạo bất ngờ vỡ thành hơn 20 mảnh. Các nhà khoa học vẫn đang cố gắng tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra. Sự cố này đã khiến nhiều khách hàng của Intelsat mất điện hoặc gián đoạn dịch vụ truyền thông. Hãng Boeing liên tục gặp phải những sự cố không gian và bị tố từ nội bộ là thiếu trách nhiệm và phải đối mặt với điều tra cấp độ liên bang tại Hoa Kỳ. Ảnh: Roscomos

Mời độc giả xem thêm video "Hành trình các tàu Voyager rời khỏi Hệ Mặt trời"

Tuệ Minh (T/H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/top-su-co-khoa-hoc-vu-tru-nghiem-trong-nhat-nam-2024-2068234.html