Tp.HCM: Hàng chục nghìn người tham dự Lễ Vu Lan tại chùa Hoằng Pháp

Hàng chục nghìn người dân từ khắp nơi đổ về chùa Hoằng Pháp (huyện Hóc Môn, Tp.HCM) để tham dự Lễ Vu Lan - một trong những đại lễ quan trọng nhất của Phật giáo, nhằm tôn vinh lòng hiếu thảo và tưởng nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.

Rất đông người dân, phật tử khắp nơi đã đổ về chùa Hoằng Pháp dịp Lễ Vu Lan.

Rất đông người dân, phật tử khắp nơi đã đổ về chùa Hoằng Pháp dịp Lễ Vu Lan.

Mỗi năm, chùa Hoằng Pháp luôn đón đông đảo khắp người dân, phật tử từ nhiều nơi tại thành phố và các tỉnh thành lân cận.

Mỗi năm, chùa Hoằng Pháp luôn đón đông đảo khắp người dân, phật tử từ nhiều nơi tại thành phố và các tỉnh thành lân cận.

Đông đảo người dân, phật tử đang quan sát nghi thức dâng y.

Đông đảo người dân, phật tử đang quan sát nghi thức dâng y.

Nghi thức dâng y của các khách mời là các Hoa hậu, Á hậu.

Nghi thức dâng y của các khách mời là các Hoa hậu, Á hậu.

Chùa Hoằng Pháp còn bố trí không gian ăn uống, nghỉ trưa rộng rãi thoáng mát cho người dân và các phật tử tham dự Lễ Vu Lan sáng nay. (Ảnh: Nguyễn Duy).

Chùa Hoằng Pháp còn bố trí không gian ăn uống, nghỉ trưa rộng rãi thoáng mát cho người dân và các phật tử tham dự Lễ Vu Lan sáng nay. (Ảnh: Nguyễn Duy).

Những phần ăn chay chuẩn bị tươm tất cho người dân và phật tử đến tham dự. (Ảnh: Nguyễn Duy).

Những phần ăn chay chuẩn bị tươm tất cho người dân và phật tử đến tham dự. (Ảnh: Nguyễn Duy).

Phần ăn chay được chuẩn bị với các món ăn dinh dưỡng. (Ảnh: Nguyễn Duy).

Phần ăn chay được chuẩn bị với các món ăn dinh dưỡng. (Ảnh: Nguyễn Duy).

Nguồn gốc của ngày Rằm tháng 7, Lễ Vu Lan báo hiếu xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiều Liên đại hiếu cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ bằng cách nghe lời Phật dạy: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày Rằm tháng 7 là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó". Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng, chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng có thể làm theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó, ngày Lễ Vu Lan ra đời.

Nguồn gốc của ngày Rằm tháng 7, Lễ Vu Lan báo hiếu xuất phát từ sự tích về Bồ tát Mục Kiều Liên đại hiếu cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ bằng cách nghe lời Phật dạy: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày Rằm tháng 7 là ngày thích hợp để vận động chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó". Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng, chúng sinh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng có thể làm theo cách này (Vu Lan Bồn Pháp). Từ đó, ngày Lễ Vu Lan ra đời.

Người Việt ta có một “quy ước”: nếu ai đó còn cha mẹ sẽ được cài một bông hoa màu hồng lên áo. Ai đã mất cha mẹ thì cài hoa trắng. Người cài hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở, sẻ chia, không bao giờ quên ơn cha mẹ.

Người Việt ta có một “quy ước”: nếu ai đó còn cha mẹ sẽ được cài một bông hoa màu hồng lên áo. Ai đã mất cha mẹ thì cài hoa trắng. Người cài hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở, sẻ chia, không bao giờ quên ơn cha mẹ.

Một góc nhìn khác từ trên cao xuống quang cảnh diễn nghi thức dâng y tại chùa, đi đầu là Hoa hậu Hòa Bình 2023 Lê Hoàng Phương. (Ảnh: Nguyễn Duy).

Một góc nhìn khác từ trên cao xuống quang cảnh diễn nghi thức dâng y tại chùa, đi đầu là Hoa hậu Hòa Bình 2023 Lê Hoàng Phương. (Ảnh: Nguyễn Duy).

Phạm Thị Mỹ Hậu

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/tphcm-hang-chuc-nghin-nguoi-tham-du-le-vu-lan-tai-chua-hoang-phap-204240818165852211.htm