TP Hồ Chí Minh: Mô hình trồng nấm mối đen trong container đạt hiệu quả kinh tế cao

Anh Trần Anh Tuấn cùng nhóm khởi nghiệp của mình đã nguyên cứu thành công mô hình trồng nấm mối đen trong container 20 feet, ứng dụng công nghệ IoT vào quản lý môi trường, mang lại hiệu quả cao về năng suất và chất lượng. Sản phẩm nấm mối đen của nhóm đã đạt chuẩn OCOP 3 sao do UBND huyện Củ Chi cấp năm 2023.

Mô hình trồng nấm mối đen trong container đạt năng suất và hiệu quả cao.

Mô hình trồng nấm mối đen trong container đạt năng suất và hiệu quả cao.

Nấm mối đen (Xerula radicata) thuộc họ Physalacriaceae có giá trị dinh dưỡng cao, giúp cải thiện tim mạch, ổn định huyết áp, giải độc và tăng cường chức năng gan. Nhận thấy tầm quan trọng của thực phẩm này, anh Trần Anh Tuấn tại TP Hồ Chí Minh cùng các cộng sự đã cải tiến triển khai trồng nấm trong container thay vì trong nhà nấm, mang lại lợi nhuận gần 40 triệu đồng một vụ.

Container 20 feet được nhóm anh Tuấn cải tạo làm mô hình trồng nấm mối đen.

Container 20 feet được nhóm anh Tuấn cải tạo làm mô hình trồng nấm mối đen.

Trang trại của anh Tuấn được đặt tại xã Phước Thạnh, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh rộng 750 m2, trong đó có 120 m2 dành trồng nấm mối đen. Anh sử dụng hai container 20 feet làm nơi ươm phôi và trồng nấm mối đen.

Theo anh Tuấn, trồng nấm trong container có nhiều ưu điểm là kích thước đạt chuẩn trồng quy mô công nghiệp, dễ thiết lập các hệ thống IoT điều khiển. Mặt khác, thùng container được sử dụng là vật liệu tái chế, chi phí xây dựng rẻ hơn khoảng 50% so với làm nhà nấm cùng kích thước. "Container có thể vận chuyển, tháo lắp dễ dàng khi không còn nhu cầu sử dụng, phù hợp mô hình nông nghiệp đô thị tại TP Hồ Chí Minh", anh Tuấn chia sẻ.

Anh Vinh đang chuẩn bị container mới để trồng nấm mối đen.

Anh Vinh đang chuẩn bị container mới để trồng nấm mối đen.

Anh Nguyễn Quang Vinh, thành viên của nhóm cho biết, hiện tại nhóm đã xây dựng được một quy trình chuẩn để điều khiển toàn bộ môi trường trồng nấm, từ nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, CO2… tất cả đều được tự động hóa và giám sát qua hệ thống server, kết nối đến ứng dụng trên điện thoại.

Container trồng nấm được lắp đặt hệ thống đèn, phun sương tạo độ ẩm và hệ thống làm mát.

Container trồng nấm được lắp đặt hệ thống đèn, phun sương tạo độ ẩm và hệ thống làm mát.

Ứng dụng cộng nghệ IoT vào quản lý môi trường trồng nấm trong container.

Ứng dụng cộng nghệ IoT vào quản lý môi trường trồng nấm trong container.

“Mô hình trồng nấm theo cách truyền thống tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và yếu tố mà mình không kiểm soát được, nhất là với giống nấm mối đen, loại nấm có đặc điểm nhạy cảm, đòi hỏi nhiều chỉ số kỹ thuật để nấm phát triển tốt và đạt được sản lượng, chất lượng tối ưu”, anh Vinh chia sẻ thêm.

Từ thực tiễn đó, nhóm của anh đã nhận thấy nếu tiếp tục làm theo mô hình truyền thống thì rất khó đạt được kết quả như mong muốn. Trong khi đó, chi phí đầu vào như phôi nấm, nhân công lại cao. Từ đó, nhóm đã quyết định chuyển sang ứng dụng công nghệ IoT và tự động hóa để kiểm soát tất cả các yếu tố môi trường, giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả.

Hệ thống quản lý môi trường tự động được kết nối với máy chủ và điều kiển từ xa bằng app trên điện thoại.

Hệ thống quản lý môi trường tự động được kết nối với máy chủ và điều kiển từ xa bằng app trên điện thoại.

Thiết bị cảm biến đặt ở bịch nấm để cập nhật các chỉ số môi trường lên đồng hồ.

Thiết bị cảm biến đặt ở bịch nấm để cập nhật các chỉ số môi trường lên đồng hồ.

Bùi Nguyễn Quốc Duy, phụ trách kỹ thuật của nhóm cho biết, cây nấm đâm chồi sau 7 - 10 ngày sẽ thu hoạch. “Theo tính toán, mỗi container 20 feet có thể trồng 2.300 bầu nấm, thu về khoảng 500 kg nấm. Với giá nấm mối đen tươi trung bình khoảng 170.000 đồng, sau khi trừ chi phí đầu tư ban đầu cho cơ sở hạ tầng, hệ thống IoT khoảng 200 triệu đồng, chưa tính chi phí giống, mỗi container có thể thu lãi gần 40 triệu đồng”.

Nấm mối đen rất dễ bị nấm mốc do nhiễm khuẩn nên toàn bộ quy trình từ khâu chuẩn bị nhà xưởng, phôi, cấy giống và chăm sóc đều phải khử trùng.

Nấm mối đen rất dễ bị nấm mốc do nhiễm khuẩn nên toàn bộ quy trình từ khâu chuẩn bị nhà xưởng, phôi, cấy giống và chăm sóc đều phải khử trùng.

Mô hình trồng nấm mối đen trong container đạt năng suất và chất lượng cao.

Mô hình trồng nấm mối đen trong container đạt năng suất và chất lượng cao.

“Nông dân cần trồng nấm khoảng 5 vụ sẽ thu hồi được vốn đầu tư cơ sở vật chất. Nông dân nên trồng nấm trên quy mô 4 container vì sẽ tiết kiệm chi phí vận hành, nhân lực so với trồng một container”, anh Duy chia sẻ thêm.

Theo anh Vinh, đây là một mô hình nông nghiệp tuần hoàn, bền vững, kết hợp công nghệ cao. Toàn bộ quy trình giúp giảm thiểu rác thải nông nghiệp, tái chế cả bịch nylon và đảm bảo 100% đầu vào, đầu ra, mang lại giá trị kinh tế.

Theo anh Vinh, đây là một mô hình nông nghiệp tuần hoàn, bền vững, kết hợp công nghệ cao. Toàn bộ quy trình giúp giảm thiểu rác thải nông nghiệp, tái chế cả bịch nylon và đảm bảo 100% đầu vào, đầu ra, mang lại giá trị kinh tế.

Anh Vinh cho biết thêm, mô hình được chia thành 3 tầng nhằm tận dụng tối đa từng bịch phôi nấm: "Tầng 1 trồng nấm mối đen trong môi trường kiểm soát nghiêm ngặt. Tầng 2 tiếp tục sử dụng lại phôi cũ để nuôi trồng nấm rơm bằng công nghệ mới, không dùng meo giống truyền thống. Tầng 3 sau khi thu hoạch, phần phôi còn lại được xử lý và chuyển hóa thành phân hữu cơ".

Nấm mối đen sau khi được thu hoạch.

Nấm mối đen sau khi được thu hoạch.

Suốt hơn 4 năm qua, anh Tuấn cùng các cộng sự đã miệt mài thử nghiệm mô hình trồng nấm mối đen ứng dụng công nghệ IoT. Dù từng trải qua nhiều thất bại, đến nay nhóm đã hoàn thiện quy trình công nghệ cao trong container và nhà nấm với đa dạng kích cỡ, quy mô. Anh Tuấn cho biết: “Nhóm sẵn sàng chuyển giao công nghệ đến nông dân làm kinh tế, bao tiêu đầu ra và sẵn sàng hỗ trợ khoản lãi vay 100 triệu đồng nếu người làm cần vay vốn để đầu tư".

Bà và ảnh: Lưu Niệm/Báo Tin tức và Dân tộc

Nguồn Tin Tức TTXVN: https://baotintuc.vn/kinh-te/tp-ho-chi-minh-mo-hinh-trong-nam-moi-den-trong-container-dat-hieu-qua-kinh-te-cao-20250506105024553.htm