Trái đất được bảo vệ khỏi sự hỗn loạn của vũ trụ thế nào?

Theo nghiên cứu mới công bố, các chuyên gia phát hiện bên trong hệ Mặt trời rất hỗn loạn. Các mô hình vật lý chỉ ra các hành tinh như sao Thủy, sao Kim, Trái đất, sao Hỏa lẽ ra đâm vào nhau. Tuy nhiên, điều này không xảy ra.

Tạp chí Physical Review X đã công bố một nghiên cứu đáng chú ý của các chuyên gia giúp giải mã bí ẩn về việc Trái đất được bảo vệ khỏi sự hỗn loạn của vũ trụ.

Tạp chí Physical Review X đã công bố một nghiên cứu đáng chú ý của các chuyên gia giúp giải mã bí ẩn về việc Trái đất được bảo vệ khỏi sự hỗn loạn của vũ trụ.

Theo nghiên cứu, các chuyên gia tạo mô hình vật lý và nhận thấy bên trong hệ Mặt trời rất hỗn loạn. Điều này xuất phát từ việc quỹ đạo của các hành tinh bên trong hệ Mặt trời như: sao Thủy, sao Kim, Trái đất và sao Hỏa... khác nhau. Các mô hình đã gợi ý rằng những hành tinh này lẽ ra phải đâm vào nhau. Tuy nhiên, sự kiện này đã không xảy ra.

Theo nghiên cứu, các chuyên gia tạo mô hình vật lý và nhận thấy bên trong hệ Mặt trời rất hỗn loạn. Điều này xuất phát từ việc quỹ đạo của các hành tinh bên trong hệ Mặt trời như: sao Thủy, sao Kim, Trái đất và sao Hỏa... khác nhau. Các mô hình đã gợi ý rằng những hành tinh này lẽ ra phải đâm vào nhau. Tuy nhiên, sự kiện này đã không xảy ra.

Thông qua việc nghiên cứu sâu về các mô hình chuyển động của các hành tinh, các nhà nghiên cứu đã phát hiện lý do khiến chúng không đâm vào nhau.

Thông qua việc nghiên cứu sâu về các mô hình chuyển động của các hành tinh, các nhà nghiên cứu đã phát hiện lý do khiến chúng không đâm vào nhau.

Các chuyên gia lý giải chuyển động của các hành tinh bên trong hệ Mặt trời bị hạn chế bởi một số tham số đóng vai trò như một dây buộc ngăn cản sự hỗn loạn của hệ thống.

Các chuyên gia lý giải chuyển động của các hành tinh bên trong hệ Mặt trời bị hạn chế bởi một số tham số đóng vai trò như một dây buộc ngăn cản sự hỗn loạn của hệ thống.

Thêm nữa, các nhà nghiên cứu cũng biết được những thông tin quý giá về quỹ đạo của các ngoại hành tinh xung quanh các ngôi sao khác.

Thêm nữa, các nhà nghiên cứu cũng biết được những thông tin quý giá về quỹ đạo của các ngoại hành tinh xung quanh các ngôi sao khác.

Các hành tinh liên tục tạo ra lực hấp dẫn lẫn nhau. Cùng với đó, những lực kéo nhỏ này liên tục tạo ra những điều chỉnh nhỏ đối với quỹ đạo của các hành tinh.

Các hành tinh liên tục tạo ra lực hấp dẫn lẫn nhau. Cùng với đó, những lực kéo nhỏ này liên tục tạo ra những điều chỉnh nhỏ đối với quỹ đạo của các hành tinh.

Tiếp đến, các hành tinh bên ngoài có kích thước lớn có khả năng chống lại các lực kéo nhỏ hơn. Chúng sẽ duy trì được quỹ đạo tương đối ổn định.

Tiếp đến, các hành tinh bên ngoài có kích thước lớn có khả năng chống lại các lực kéo nhỏ hơn. Chúng sẽ duy trì được quỹ đạo tương đối ổn định.

Jacques Laskar, nhà thiên văn học và giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia và Đài thiên văn Paris, Pháp đồng thời là đồng tác giả của nghiên cứu mới trên đã cùng các đồng nghiệp mô phỏng quỹ đạo bên trong hành tinh trong 5 tỷ năm tới.

Jacques Laskar, nhà thiên văn học và giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia và Đài thiên văn Paris, Pháp đồng thời là đồng tác giả của nghiên cứu mới trên đã cùng các đồng nghiệp mô phỏng quỹ đạo bên trong hành tinh trong 5 tỷ năm tới.

Thông qua cách tiếp cận tương tự, nhóm nghiên cứu tính toán được trung bình sẽ mất khoảng 30 tỷ năm để bất kỳ hành tinh nào va chạm. Thế nhưng, chỉ có 1% khả năng xảy ra va chạm giữa các hành tinh. Nhóm nghiên cứu của nhà thiên văn Jacques lần đầu tiên xác định được "sự đối xứng" hoặc "số lượng bảo toàn" trong các tương tác hấp dẫn tạo ra rào cản thực tế trong sự lang thang hỗn loạn của các hành tinh.

Thông qua cách tiếp cận tương tự, nhóm nghiên cứu tính toán được trung bình sẽ mất khoảng 30 tỷ năm để bất kỳ hành tinh nào va chạm. Thế nhưng, chỉ có 1% khả năng xảy ra va chạm giữa các hành tinh. Nhóm nghiên cứu của nhà thiên văn Jacques lần đầu tiên xác định được "sự đối xứng" hoặc "số lượng bảo toàn" trong các tương tác hấp dẫn tạo ra rào cản thực tế trong sự lang thang hỗn loạn của các hành tinh.

Mời độc giả xem video: Bất ngờ nguyên nhân phi hành gia bị lão hóa khi về Trái Đất. Nguồn: Kienthucnet.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/trai-dat-duoc-bao-ve-khoi-su-hon-loan-cua-vu-tru-the-nao-1855554.html