Trai làng Triều Khúc má đỏ, môi hồng múa điệu 'con đĩ đánh bồng'

Chiều 18/2, (tức mùng 9 tháng Giêng Âm lịch), làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) mở lễ hội truyền thống, đây là nơi thờ Thành hoàng Phùng (Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng).

Video: Trai làng Triều Khúc má đỏ, môi hồng múa điệu "con đĩ đánh bồng"

Cứ mỗi độ Xuân về, Tết Nguyên đán đi qua, Nhân dân làng Triều Khúc lại mở hội, chung vui trong ngày lễ lớn của làng.

Cứ mỗi độ Xuân về, Tết Nguyên đán đi qua, Nhân dân làng Triều Khúc lại mở hội, chung vui trong ngày lễ lớn của làng.

Tục xưa kể rằng, vào thế kỷ thứ 8, vua Phùng Hưng Bố Cái Đại Vương tập kết các nghĩa sĩ tại làng Triều Khúc để bao vây đạo quân nhà Đường.

Tục xưa kể rằng, vào thế kỷ thứ 8, vua Phùng Hưng Bố Cái Đại Vương tập kết các nghĩa sĩ tại làng Triều Khúc để bao vây đạo quân nhà Đường.

Kể từ đó, từ ngày mùng 9 đến 12 tháng Giêng, dân làng lại tổ chức lễ hội rước Thành Hoàng Phùng. Người dân làng Triều Khúc đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng với tâm thế phấn khởi.

Kể từ đó, từ ngày mùng 9 đến 12 tháng Giêng, dân làng lại tổ chức lễ hội rước Thành Hoàng Phùng. Người dân làng Triều Khúc đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng với tâm thế phấn khởi.

Mở đầu Lễ hội là những nghi lễ quan trọng không thể thiếu như: Lễ dâng hương, lễ rước sắc, lễ nhập tịch, tế lễ,…

Mở đầu Lễ hội là những nghi lễ quan trọng không thể thiếu như: Lễ dâng hương, lễ rước sắc, lễ nhập tịch, tế lễ,…

Nghi lễ rước kiệu Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng về đình làng diễn ra long trọng trong sự thành kính của người dân làng Triều Khúc.Các vật phẩm được mang ra kiệu để thực hiện nghi thức rước Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng.Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng được đưa ra kiệu rước.

Nghi lễ rước kiệu Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng về đình làng diễn ra long trọng trong sự thành kính của người dân làng Triều Khúc.Các vật phẩm được mang ra kiệu để thực hiện nghi thức rước Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng.Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng được đưa ra kiệu rước.

Người dân tỏ lòng thành tâm, cầu mong một năm mới bình an và may mắn.

Người dân tỏ lòng thành tâm, cầu mong một năm mới bình an và may mắn.

Điểm nhấn của Lễ hội nằm ở màn múa “con đĩ đánh bồng” của các chàng trai giả gái.

Điểm nhấn của Lễ hội nằm ở màn múa “con đĩ đánh bồng” của các chàng trai giả gái.

Theo tục xưa kể lại, khi vua Phùng Hưng Bố Cái Đại Vương tập kết các nghĩa sĩ tại làng Triều Khúc để bao vây đạo quân nhà Đường, để khích động tướng sĩ và cũng là để giải trí cho nghĩa quân, Nhà vua đã cho binh lính đóng giả làm gái, ăn mặc sặc sỡ và đeo trống múa bồng.

Theo tục xưa kể lại, khi vua Phùng Hưng Bố Cái Đại Vương tập kết các nghĩa sĩ tại làng Triều Khúc để bao vây đạo quân nhà Đường, để khích động tướng sĩ và cũng là để giải trí cho nghĩa quân, Nhà vua đã cho binh lính đóng giả làm gái, ăn mặc sặc sỡ và đeo trống múa bồng.

“Con đĩ đánh bồng” – sản phẩm văn hóa độc đáo, là niềm tự hào lớn của người dân làng Triều Khúc.

“Con đĩ đánh bồng” – sản phẩm văn hóa độc đáo, là niềm tự hào lớn của người dân làng Triều Khúc.

Theo lời kể của các bậc cao nhân của làng Triều Khúc, trong mỗi lần hội làng phải ít nhất phải có 6 “con đĩ” nhảy điệu múa bồng.

Theo lời kể của các bậc cao nhân của làng Triều Khúc, trong mỗi lần hội làng phải ít nhất phải có 6 “con đĩ” nhảy điệu múa bồng.

Đây đều phải là trai tân chưa vợ, mặt mũi khôi ngô, tuấn tú, tươi tắn, ngoan ngoãn, con nhà gia giáo.

Đây đều phải là trai tân chưa vợ, mặt mũi khôi ngô, tuấn tú, tươi tắn, ngoan ngoãn, con nhà gia giáo.

Mặt hoa da phấn, môi son, má hồng, mặc đồ giả gái, khoác trống bồng trước ngực, nhảy những điệu múa phải cực kỳ lả lơi, quấn quýt bên nhau.

Mặt hoa da phấn, môi son, má hồng, mặc đồ giả gái, khoác trống bồng trước ngực, nhảy những điệu múa phải cực kỳ lả lơi, quấn quýt bên nhau.

Điệu múa đánh bồng cực phóng khoáng, dứt khoát mạnh mẽ, nhưng cũng rất mềm mại, linh hoạt.

Điệu múa đánh bồng cực phóng khoáng, dứt khoát mạnh mẽ, nhưng cũng rất mềm mại, linh hoạt.

Dù có mấy động tác đơn giản như xoay tròn, dựa lưng, úp mặt vào ngực nhau nhưng quả thực mang cái dáng dấp, kiểu cách mà không phải ai cũng có thể bắt chước.“Con đĩ đánh bồng” là 1 trong 10 điệu múa dân gian xưa của đất Thăng Long.Người dân tranh ghi lại những khoảnh khắc chỉ có 1 lần/năm tại làng Triều Khúc.Đoàn rước kiệu Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng về đình làng.

Dù có mấy động tác đơn giản như xoay tròn, dựa lưng, úp mặt vào ngực nhau nhưng quả thực mang cái dáng dấp, kiểu cách mà không phải ai cũng có thể bắt chước.“Con đĩ đánh bồng” là 1 trong 10 điệu múa dân gian xưa của đất Thăng Long.Người dân tranh ghi lại những khoảnh khắc chỉ có 1 lần/năm tại làng Triều Khúc.Đoàn rước kiệu Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng về đình làng.

Lễ hội làng Triều Khúc không chỉ có sự góp mặt của nguời dân trong làng mà còn thu hút du khách thập phương ở khắp nơi.

Lễ hội làng Triều Khúc không chỉ có sự góp mặt của nguời dân trong làng mà còn thu hút du khách thập phương ở khắp nơi.

Hội làng Triều Khúc được đánh giá là vẫn giữ được nét đẹp lễ hội truyền thống, nó mang cốt cách, nét đẹp tâm linh của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Hội làng Triều Khúc được đánh giá là vẫn giữ được nét đẹp lễ hội truyền thống, nó mang cốt cách, nét đẹp tâm linh của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Ngọc Tú

Nguồn KTĐT: https://kinhtedothi.vn/trai-lang-trieu-khuc-ma-do-moi-hong-mua-dieu-con-di-danh-bong.html