Trai thủ đô ế vợ vì sống trong nhà 6 m2 bị hà bá dọa nuốt

Do căn nhà cấp 4 rộng 100 m2 bị nước cuốn trôi trong đêm nên từ năm 2008 gia đình bà Chải phải sống ở căn bếp chật hẹp. Con trai bà hơn 30 tuổi vì thế cũng chưa lấy được vợ.

 Sông Bùi chảy qua địa bàn xã Quảng Bị (Chương Mỹ, Hà Nội) dài khoảng 4 km nhưng có đến 3 km bị sạt lở nghiêm trọng. Mấy năm gần đây, tình trạng này diễn biến ngày càng phức tạp. Mỗi lần mưa to, nước lên, các hộ dân sinh sống bên bờ sông lại chung nỗi lo mất nhà.

Sông Bùi chảy qua địa bàn xã Quảng Bị (Chương Mỹ, Hà Nội) dài khoảng 4 km nhưng có đến 3 km bị sạt lở nghiêm trọng. Mấy năm gần đây, tình trạng này diễn biến ngày càng phức tạp. Mỗi lần mưa to, nước lên, các hộ dân sinh sống bên bờ sông lại chung nỗi lo mất nhà.

 Ông Đỗ Viết Thắng, Trưởng thôn 5 (xã Quảng Bị, Chương Mỹ) cho biết, đội 8 có hơn 100 hộ năm nào cũng bị nước ngập vào nhà. Hầu như nhà nào cũng bị rạn nứt, trận lụt năm 2008, hàng trăm người phải di dời khẩn cấp về đội 13, xã Trần Phú ở tạm trong nhà dân và các công trình công cộng. Tại đội 9 tình trạng sạt lở diễn ra rất nghiêm trọng. Nhiều công trình phụ, chuồng trại, nhà vệ sinh của dân đã trôi xuống sông.

Ông Đỗ Viết Thắng, Trưởng thôn 5 (xã Quảng Bị, Chương Mỹ) cho biết, đội 8 có hơn 100 hộ năm nào cũng bị nước ngập vào nhà. Hầu như nhà nào cũng bị rạn nứt, trận lụt năm 2008, hàng trăm người phải di dời khẩn cấp về đội 13, xã Trần Phú ở tạm trong nhà dân và các công trình công cộng. Tại đội 9 tình trạng sạt lở diễn ra rất nghiêm trọng. Nhiều công trình phụ, chuồng trại, nhà vệ sinh của dân đã trôi xuống sông.

 Năm 2008, ngôi nhà cấp bốn của gia đình bà Nguyễn Thị Chải (64 tuổi) thôn 5 đã bị trôi xuống sông. Bà kể: "Căn nhà rộng khoảng 100 m2 trong chốc lát bị hà bá cuốn đi. Ban đêm, cả gia đình đang ngủ thì nghe một tiếng động mạnh, chạy ra ngoài sân thì thấy khu đất gần nhà ven sông bị sụt, chỉ trong chốc lát nước sông Bùi dâng cao, cuốn trôi đi cả, gia đình chỉ kịp mang theo những đồ điện tử và đồ dùng thiết yếu".

Năm 2008, ngôi nhà cấp bốn của gia đình bà Nguyễn Thị Chải (64 tuổi) thôn 5 đã bị trôi xuống sông. Bà kể: "Căn nhà rộng khoảng 100 m2 trong chốc lát bị hà bá cuốn đi. Ban đêm, cả gia đình đang ngủ thì nghe một tiếng động mạnh, chạy ra ngoài sân thì thấy khu đất gần nhà ven sông bị sụt, chỉ trong chốc lát nước sông Bùi dâng cao, cuốn trôi đi cả, gia đình chỉ kịp mang theo những đồ điện tử và đồ dùng thiết yếu".

 Suốt 6 năm nay, bà Chải ở tạm trong căn bếp chỉ rộng 6 m2, đủ kê một chiếc giường, bàn con để tivi và mấy đồ lặt vặt. "Con trai tôi năm nay đã ngoài 30 tuổi vẫn chưa lấy được vợ chỉ vì không có nhà", bà ngậm ngùi nói.

Suốt 6 năm nay, bà Chải ở tạm trong căn bếp chỉ rộng 6 m2, đủ kê một chiếc giường, bàn con để tivi và mấy đồ lặt vặt. "Con trai tôi năm nay đã ngoài 30 tuổi vẫn chưa lấy được vợ chỉ vì không có nhà", bà ngậm ngùi nói.

 Ông Bùi Tuấn Cử, Chủ tịch UBND xã Quảng Bị cho hay, hiện tượng sạt lở dọc tuyến đê sông Bùi qua địa bàn xã Quảng Bị đã diễn ra từ lâu, nhưng vài năm trở lại đây trở nên nghiêm trọng hơn. Theo ông Cử, hiện có khoảng 200 hộ dân thôn 5 bị ảnh hưởng trực tiếp do việc sạt lở gây ra. Nếu không được xử lý, sạt lở sẽ còn mở rộng, khoảng 700 hộ dân với 3.000 nhân khẩu bị ảnh hưởng.

Ông Bùi Tuấn Cử, Chủ tịch UBND xã Quảng Bị cho hay, hiện tượng sạt lở dọc tuyến đê sông Bùi qua địa bàn xã Quảng Bị đã diễn ra từ lâu, nhưng vài năm trở lại đây trở nên nghiêm trọng hơn. Theo ông Cử, hiện có khoảng 200 hộ dân thôn 5 bị ảnh hưởng trực tiếp do việc sạt lở gây ra. Nếu không được xử lý, sạt lở sẽ còn mở rộng, khoảng 700 hộ dân với 3.000 nhân khẩu bị ảnh hưởng.

Biết là nguy hiểm, nhưng UBND xã Quảng Bị chỉ có thể xử lý theo giải pháp tình thế, mỗi khi có thông báo mưa to, nước lũ dâng thì lại sơ tán 200 hộ đang bị đe dọa trực tiếp về ở tạm trên địa bàn xã Trần Phú. Lãnh đạo xã cũng đã nhiều lần kiến nghị xây kè, nhưng đến nay chưa được giải quyết.

Biết là nguy hiểm, nhưng UBND xã Quảng Bị chỉ có thể xử lý theo giải pháp tình thế, mỗi khi có thông báo mưa to, nước lũ dâng thì lại sơ tán 200 hộ đang bị đe dọa trực tiếp về ở tạm trên địa bàn xã Trần Phú. Lãnh đạo xã cũng đã nhiều lần kiến nghị xây kè, nhưng đến nay chưa được giải quyết.

 Gia đình anh Nguyễn Viết Dục (38 tuổi) ở đội 8 (thôn 5, xã Quảng Bị) cũng đang bị ảnh hưởng nặng bởi tình trạng sạt lở. Phần đất anh Dục nằm sát với bờ tả sông Bùi nên nhiều chỗ bị “hà bá”cuốn trôi. Nhà ở và những công trình phụ nhà anh như bếp, sân, nhà tắm, chuồng gà… đang bị nứt ở nhiều nơi. Anh chỉ có thể sửa bằng cách đắp xi măng lên tường.

Gia đình anh Nguyễn Viết Dục (38 tuổi) ở đội 8 (thôn 5, xã Quảng Bị) cũng đang bị ảnh hưởng nặng bởi tình trạng sạt lở. Phần đất anh Dục nằm sát với bờ tả sông Bùi nên nhiều chỗ bị “hà bá”cuốn trôi. Nhà ở và những công trình phụ nhà anh như bếp, sân, nhà tắm, chuồng gà… đang bị nứt ở nhiều nơi. Anh chỉ có thể sửa bằng cách đắp xi măng lên tường.

Con đường láng bê tông dẫn vào nhà anh Dục nhiều chỗ bị sụt thành những hầm sâu và rộng do phần đất bên dưới đường đã bị sạt xuống sông. Những cây xà cừ trồng ở ven đường cũng bị đổ nghiêng và xê dịch hẳn gốc về phía bờ sông chừng hơn 3 mét. “Ngày trước, từ con đường ra đến mép sông rộng hơn 10 mét nhưng giờ chỉ còn lại hơn 2 mét", anh Dục nói.

Con đường láng bê tông dẫn vào nhà anh Dục nhiều chỗ bị sụt thành những hầm sâu và rộng do phần đất bên dưới đường đã bị sạt xuống sông. Những cây xà cừ trồng ở ven đường cũng bị đổ nghiêng và xê dịch hẳn gốc về phía bờ sông chừng hơn 3 mét. “Ngày trước, từ con đường ra đến mép sông rộng hơn 10 mét nhưng giờ chỉ còn lại hơn 2 mét", anh Dục nói.

 Nhà anh Nguyễn Khả Thực (đội 9, thôn 5) cũng bị rạn nứt nghiêm trọng. Theo nhiều người dân, từ năm 2011, bên hữu sông thuộc xã Mỹ Lương (Chương Mỹ) đã được kè đá nên con nước đổ dồn về và đâm thẳng sang bên bờ tả sông Bùi thuộc xã Quảng Bị khiến nó bị sạt lở nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhiều nhà dân bị nứt, sụt lún.

Nhà anh Nguyễn Khả Thực (đội 9, thôn 5) cũng bị rạn nứt nghiêm trọng. Theo nhiều người dân, từ năm 2011, bên hữu sông thuộc xã Mỹ Lương (Chương Mỹ) đã được kè đá nên con nước đổ dồn về và đâm thẳng sang bên bờ tả sông Bùi thuộc xã Quảng Bị khiến nó bị sạt lở nghiêm trọng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhiều nhà dân bị nứt, sụt lún.

 Ông Trịnh Đình Trung, cán bộ phụ trách giao thông, thủy lợi xã Quảng Bị chia sẻ: "Trước mắt, xã đã vận động người dân chặt cây cối khơi thông dòng chảy, đóng cọc tre, bao đất be bờ để hạn chế xoáy, lở. Xã cũng thống kê thiệt hại báo cáo lên huyện, thành phố và đã được thành phố cho triển khai xây kè tại khu vực sạt lở nghiêm trọng với chiều dài gần 700 m. Hơn 3 km bị sạt lở còn lại vẫn đang chờ kinh phí”.

Ông Trịnh Đình Trung, cán bộ phụ trách giao thông, thủy lợi xã Quảng Bị chia sẻ: "Trước mắt, xã đã vận động người dân chặt cây cối khơi thông dòng chảy, đóng cọc tre, bao đất be bờ để hạn chế xoáy, lở. Xã cũng thống kê thiệt hại báo cáo lên huyện, thành phố và đã được thành phố cho triển khai xây kè tại khu vực sạt lở nghiêm trọng với chiều dài gần 700 m. Hơn 3 km bị sạt lở còn lại vẫn đang chờ kinh phí”.

Lê Hiếu

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/trai-thu-do-e-vo-vi-song-trong-nha-6-m2-bi-ha-ba-doa-nuot-post487053.html