Trạm tiếp nối 0 đồng: Nơi gặp nhau của cho và nhận

Đến Trạm tiếp nối 0 đồng, người cho sẽ được gởi gắm những món đồ mà mình không còn nhu cầu sử dụng, tránh lãng phí; người nhận - có khi chỉ là bó rau, chai nước, củ khoai nhưng được san sẻ ít nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Củ khoai, chai nước, bó rau, quần áo… là những vật phẩm dễ dàng tìm mua ở chợ và siêu thị nhưng lại được ví như vàng đối với những người có hoàn cảnh khó khăn. Những người trẻ đã lập nên một nơi mà những món đồ cũ tìm thấy giá trị mới và những tấm lòng sẻ chia được kết nối.

Được thành lập vào tháng 1-2024, Trạm tiếp nối 0 đồng (số 410/34D đường Lê Văn Quới, phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP HCM) bắt nguồn từ mong muốn tạo ra một không gian nơi mọi người có thể trao đổi, chia sẻ những đồ dùng, lương thực, thuốc men mà mình không còn cần đến. Với sự tham gia của nhóm 4 bạn trẻ nhiệt huyết, Trạm nhanh chóng trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều người dân, đặc biệt là những hoàn cảnh khó khăn.

Ban đầu, Trạm chủ yếu dựa vào đồ dùng được quyên góp từ người thân, bạn bè. Sau khi được nhiều người biết đến hơn thông qua mạng xã hội, lượng đồ quyên góp tăng lên đáng kể.

Để duy trì Trạm, nhóm bạn trẻ này mỗi tháng đều trích một phần thu nhập của bản thân để đóng tiền thuê mặt bằng và sản xuất những loại trà thảo dược, thuốc xoa bóp, thuốc ngâm chân giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn mắc chứng đau khớp.

Trạm hoạt động từ 11 giờ đến 14 giờ (trừ thứ bảy và chủ nhật). Thứ 2 và thứ 6 sẽ là ngày phát gạo, các ngày còn lại chỉ phát rau, mì, khoai và các nhu yếu phẩm. Trạm cũng cung cấp thuốc y học cổ truyền và thuốc xoa bóp cho những người có nhu cầu.

Trạm hoạt động từ 11 giờ đến 14 giờ (trừ thứ bảy và chủ nhật). Thứ 2 và thứ 6 sẽ là ngày phát gạo, các ngày còn lại chỉ phát rau, mì, khoai và các nhu yếu phẩm. Trạm cũng cung cấp thuốc y học cổ truyền và thuốc xoa bóp cho những người có nhu cầu.

Cô Hoàng Thị Dụng, một người bán vé số, bày tỏ: "Tôi vô cùng khâm phục. Đi đâu cũng có người tốt người xấu, mà làm được như vậy là rất tốt. Vì cứu là không phải cứu 1 người mà là cả bao nhiêu người".

Cô Hoàng Thị Dụng, một người bán vé số, bày tỏ: "Tôi vô cùng khâm phục. Đi đâu cũng có người tốt người xấu, mà làm được như vậy là rất tốt. Vì cứu là không phải cứu 1 người mà là cả bao nhiêu người".

Cậu bé Nguyễn Trường Thịnh (13 tuổi) có hoàn cảnh gia đình khó khăn, chia sẻ niềm vui khi nhận được gạo để dành cho ông ngoại.

“Ba em mất từ khi em còn nhỏ, mẹ cũng bỏ đi từ lúc ấy, giờ em sống cùng ông ngoại. Đến đây được nhận gạo, mì em vui lắm, vì nhà em không có đủ ăn” - Trường Thịnh bày tỏ.

“Ba em mất từ khi em còn nhỏ, mẹ cũng bỏ đi từ lúc ấy, giờ em sống cùng ông ngoại. Đến đây được nhận gạo, mì em vui lắm, vì nhà em không có đủ ăn” - Trường Thịnh bày tỏ.

Trạm tiếp nhận quần áo, đồ dùng, vật dụng của mọi người, có mới hoặc chưa sử dụng, đã sử dụng rồi có thể tái sử dụng sau đó Trạm sẽ phát cho những người cần.

Trạm tiếp nhận quần áo, đồ dùng, vật dụng của mọi người, có mới hoặc chưa sử dụng, đã sử dụng rồi có thể tái sử dụng sau đó Trạm sẽ phát cho những người cần.

Trạm cũng sẽ cung cấp lương thực như gạo, khoai, nước mát, nước sâm (tùy ngày) để ai cần thì đến lấy.

Trạm cũng sẽ cung cấp lương thực như gạo, khoai, nước mát, nước sâm (tùy ngày) để ai cần thì đến lấy.

Chị Phan Ngọc Mỹ Tiên (28 tuổi, ngụ quận 10), thành viên sáng lập Trạm tiếp nối 0 đồng, cho biết: "Tại Trạm tiếp nối 0 đồng, việc cho và nhận diễn ra một cách tự nhiên. Không có sự tính toán, không có ràng buộc, chỉ có sự sẻ chia chân thành. Mọi hoạt động tại đây đều tuân theo một quy luật giản đơn: ai có, người đó cho; ai cần, người đó nhận".

Trạm tiếp nối 0 đồng ban đầu chưa được nhiều người biết đến nên thi thoảng xảy ra tình trạng đến cuối ngày vẫn còn thừa rau củ, thức ăn… Khi đó, các thành viên trong Trạm sẽ mang những phần quà còn lại trao đến tận tay những hoàn cảnh khó khăn mà họ gặp gỡ trên đường.

Theo chị Mỹ Tiên, lý do mà Trạm đặt tên là Trạm tiếp nối 0 đồng vì Trạm là khâu trung gian để người muốn cho sẽ đến cho, những người muốn nhận sẽ được nhận. Sau đó, Trạm sẽ là cầu nối để người cho cũng sẽ nhận được, những người nhận cũng là những người cho sau này.

Theo chị Mỹ Tiên, lý do mà Trạm đặt tên là Trạm tiếp nối 0 đồng vì Trạm là khâu trung gian để người muốn cho sẽ đến cho, những người muốn nhận sẽ được nhận. Sau đó, Trạm sẽ là cầu nối để người cho cũng sẽ nhận được, những người nhận cũng là những người cho sau này.

"Có những cô chú bán rau ngoài chợ, khi kết thúc một phiên chợ mà còn dư rau thì cũng đến đây để cho, rồi các cô chú nhận gạo về rồi, các cô chú khác lại đến nhận rau…, cứ như một vòng tròn… Sau đó, mọi người quen với việc chia sẻ cộng đồng nhiều hơn, sự lan tỏa đó không phân biệt bất cứ ai" - chị Trần Thị Bảo Anh (SN 1997, ngụ quận Bình Tân), thành viên của Trạm tiếp nối 0 đồng, chia sẻ.

Hiện tại, Trạm đang tiếp nhận và chia sẻ các đồ dùng, vật dụng, quần áo… trao cho nơi cần, phù hợp với nhu cầu sử dụng của người nhận, với mục đích là bớt sự phung phí, giảm lượng rác thải ra môi trường.

Ở năm đầu, trạm đang thử nghiệm hoạt động ở quận Bình Tân để có thêm kinh nghiệm về các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình vận hành, nhờ đó sẽ hoàn thiện và mở rộng trạm tốt hơn cho năm tới.

Quỳnh Trâm - Uyển Nhi -

Nguồn NLĐ: https://nld.com.vn/tram-tiep-noi-0-dong-noi-gap-nhau-cua-cho-va-nhan-196240807095832086.htm