Trạng nguyên duy nhất không làm quan, giúp vua Trần đánh giặc Nguyên

Đỗ trạng nguyên, không ra làm quan, ông giúp vua Trần đánh đuổi giặc Nguyên xâm lược. Ông được suy tôn là tổ khoa của vùng đất học xứ Nghệ.

Theo "Dư địa chí Nghệ An", xứ Tĩnh (Nghệ Tĩnh) là danh từ dùng để chỉ vùng đất thuộc 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hiện nay. Trong giai đoạn 1975-1991, 2 tỉnh này sáp nhập thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Xứ Nghệ được xem là vùng đất học nổi tiếng, nơi sản sinh nhiều khoa bảng, danh thần nước Việt.

Theo "Dư địa chí Nghệ An", xứ Tĩnh (Nghệ Tĩnh) là danh từ dùng để chỉ vùng đất thuộc 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh hiện nay. Trong giai đoạn 1975-1991, 2 tỉnh này sáp nhập thành tỉnh Nghệ Tĩnh. Xứ Nghệ được xem là vùng đất học nổi tiếng, nơi sản sinh nhiều khoa bảng, danh thần nước Việt.

Theo sách “Kể chuyện trạng Việt Nam”, Bạch Liêu (1236-1315) còn có tên khác là Bạch Đồng Liêu, quê ở làng Thanh Đà, tổng Quỳ Trạch, huyện Đông Thành (nay là xã Mã Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An). Ông thi đỗ trạng nguyên năm 1266 dưới thời trị vì của vua Trần Thánh Tông. Ông được suy tôn là tổ khoa của vùng đất học xứ Nghệ.

Theo sách “Kể chuyện trạng Việt Nam”, Bạch Liêu (1236-1315) còn có tên khác là Bạch Đồng Liêu, quê ở làng Thanh Đà, tổng Quỳ Trạch, huyện Đông Thành (nay là xã Mã Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An). Ông thi đỗ trạng nguyên năm 1266 dưới thời trị vì của vua Trần Thánh Tông. Ông được suy tôn là tổ khoa của vùng đất học xứ Nghệ.

Theo sách "Kể chuyện hiền nhân nước Việt", không ra làm quan, trạng nguyên Bạch Liêu làm quân sư giúp thượng tướng Trần Quang Khải thảo kế hoạch đánh giặc, tuyển quân và dự trữ lương thực, củng cố biên giới phía Nam. Ông đã hiến kế giúp Trần Quang Khải đánh bại quân Nguyên xâm lược. Sau kháng chiến, ông tiếp tục theo đoàn sứ bộ sang nhà Nguyên, tạo tình hòa hiếu giữa hai nước.

Theo sách "Kể chuyện hiền nhân nước Việt", không ra làm quan, trạng nguyên Bạch Liêu làm quân sư giúp thượng tướng Trần Quang Khải thảo kế hoạch đánh giặc, tuyển quân và dự trữ lương thực, củng cố biên giới phía Nam. Ông đã hiến kế giúp Trần Quang Khải đánh bại quân Nguyên xâm lược. Sau kháng chiến, ông tiếp tục theo đoàn sứ bộ sang nhà Nguyên, tạo tình hòa hiếu giữa hai nước.

Có đóng góp nhất định vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên, Bạch Liêu có tên trong danh sách được triều đình định công ban thưởng nhưng ông từ chối mọi tước vị, vật phẩm. Biết tài của ông, lại thấy nhà Nguyên vẫn chưa chịu từ bỏ tham vọng xâm chiếm nước ta, năm Đinh Hợi (1287), vua Trần sai Bạch Liêu đi sứ thăm dò. Khi về nước, ông trở lại quê hương dạy học, bốc thuốc chữa bệnh. Một thời gian sau, ông di cư ra Bắc, sống những năm tháng cuối đời ở làng Nghĩa Lư, huyện Thanh Tâm, xứ Hải Đông (Hải Dương ngày nay).

Có đóng góp nhất định vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên, Bạch Liêu có tên trong danh sách được triều đình định công ban thưởng nhưng ông từ chối mọi tước vị, vật phẩm. Biết tài của ông, lại thấy nhà Nguyên vẫn chưa chịu từ bỏ tham vọng xâm chiếm nước ta, năm Đinh Hợi (1287), vua Trần sai Bạch Liêu đi sứ thăm dò. Khi về nước, ông trở lại quê hương dạy học, bốc thuốc chữa bệnh. Một thời gian sau, ông di cư ra Bắc, sống những năm tháng cuối đời ở làng Nghĩa Lư, huyện Thanh Tâm, xứ Hải Đông (Hải Dương ngày nay).

Dòng họ Ngô (ở vùng Lý Trai, Diễn Châu, Nghệ An) có tới 5 người (ông, cha, cháu) từng đỗ tiến sĩ nước Việt dưới thời Hậu Lê. Đây là dòng họ đầu tiên của cả nước có cả 3 đời đỗ tiến sĩ. Người ta còn gọi là "Tam đại tiến sĩ", thành tích rất hy hữu trong lịch sử khoa bảng nước nhà. Năm 2013, dòng họ Ngô ở xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An được trao kỷ lục Guinness Việt Nam.

Dòng họ Ngô (ở vùng Lý Trai, Diễn Châu, Nghệ An) có tới 5 người (ông, cha, cháu) từng đỗ tiến sĩ nước Việt dưới thời Hậu Lê. Đây là dòng họ đầu tiên của cả nước có cả 3 đời đỗ tiến sĩ. Người ta còn gọi là "Tam đại tiến sĩ", thành tích rất hy hữu trong lịch sử khoa bảng nước nhà. Năm 2013, dòng họ Ngô ở xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An được trao kỷ lục Guinness Việt Nam.

Theo sách "Kể chuyện sứ thần Việt Nam" cùng Phạm Phú Thứ và Phan Thanh Giản, Ngụy Khắc Đản (quê ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh) là một trong 3 tiến sĩ đầu tiên của nước Việt đến phương Tây. Gia đình ông vốn có truyền thống khoa bảng nức tiếng lúc bấy giờ, với nhiều đời đỗ tiến sĩ.

Theo sách "Kể chuyện sứ thần Việt Nam" cùng Phạm Phú Thứ và Phan Thanh Giản, Ngụy Khắc Đản (quê ở Nghi Xuân, Hà Tĩnh) là một trong 3 tiến sĩ đầu tiên của nước Việt đến phương Tây. Gia đình ông vốn có truyền thống khoa bảng nức tiếng lúc bấy giờ, với nhiều đời đỗ tiến sĩ.

Theo Nguyễn Thanh Điệp/ Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/ta-tay/trang-nguyen-duy-nhat-khong-lam-quan-giup-vua-tran-danh-giac-nguyen-1507248.html