Tránh lợi dụng chính sách nhân đạo để mua bán người

Nạn nhân hay tội phạm - ranh giới giữa hai đối tượng này nhiều khi rất mong manh trong các vụ án mua bán người. Làm thế nào để phân định rõ ràng nhằm thực hiện các chính sách hỗ trợ nạn nhân hiệu quả cao nhất? Làm thế nào để ngăn chặn các đối tượng lợi dụng chính sách nhân đạo như hiến tạng, mang thai hộ để thực hiện hành vi mua bán người? Đây là những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm thảo luận tại Hội nghị Đại biểu quốc hội chuyên trách về Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) vào sáng 28/8.

Những phụ nữ bụng mang dạ chứa vượt hàng ngàn cây số để bán bào thai của chính mình, lấy số tiền từ 450 - 600 triệu đồng.

Những người lao động Việt Nam bị dụ dỗ bởi lời quảng cáo "việc nhẹ lương cao" để vượt biên sang Khu Kinh tế Bò Kẹo, Lào nhưng rồi lại bị ép buộc để thực hiện các hành vi lừa đảo.

Tại phiên thảo luận sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cần quy định rõ nạn nhân để đảm bảo thực hiện các chính sách hỗ trợ nạn nhân được hiệu quả.

Bên cạnh mang thai hộ để mua bán bào thai, đại biểu Phạm Văn Hòa cũng nêu thực tế một số đối tượng lợi dụng chính sách nhân đạo trong việc hiến tạng để thực hiện hành vi mua bán người. Các đại biểu đề nghị các cơ quan thực thi pháp luật cần tăng cường những biện pháp nghiệp vụ để sàng lọc hiệu quả các đối tượng là nạn nhân hay tội phạm.

Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!

Duy Hoàn - Hà Lan

Nguồn Quốc Hội TV: https://quochoitv.vn/tranh-loi-dung-chinh-sach-nhan-dao-de-mua-ban-nguoi-234093.htm