Trẻ nào có nguy cơ mắc viêm tiểu phế quản nặng?

Viêm tiểu phế quản phổ biến ở trẻ sơ sinh và dưới 2 tuổi. Bệnh này thường nhẹ nhưng dễ gây biến chứng nghiêm trọng cho trẻ sinh non, có vấn đề về tim hoặc phổi.

 Viêm tiểu phế quản thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi. Ảnh: Firstcryparenting.

Viêm tiểu phế quản thường ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi. Ảnh: Firstcryparenting.

Viêm tiểu phế quản là bệnh nhiễm trùng phổi do virus, làm cho các tiểu phế quản sưng lên, gây khó thở. Căn bệnh này phổ biến ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh và dưới 2 tuổi. Bệnh này thường nhẹ và có thể điều trị tại nhà nhưng cũng có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

Nguyên nhân

Theo Clevelandclinic, viêm tiểu phế quản là do nhiễm virus, thường là hợp bào hô hấp (RSV), rhovirus và cúm. Những virus này rất dễ lây lan và lây lan từ người này sang người khác khi chạm vào dịch tiết từ miệng hoặc mũi hoặc qua các giọt hô hấp trong không khí.

Hầu như trẻ em đều mắc bệnh này khi chúng được 2 tuổi. Ở trẻ lớn hơn và người lớn, RSV có thể gây ho hoặc cảm lạnh, nhưng ở trẻ nhỏ, nó có thể gây viêm tiểu phế quản.

Triệu chứng điển hình

Theo Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS), các triệu chứng ban đầu của viêm tiểu phế quản tương tự cảm lạnh, chẳng hạn hắt hơi, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, ho và sốt hơi cao, trên 38 độ C.

Trẻ nhỏ bị viêm tiểu phế quản sau đó có thể xuất hiện các triệu chứng khác, như:

Thở nhanh hơn.
Cảm thấy khó khăn khi ăn uống.
Thở ồn ào (thở khò khè).
Hay cáu kỉnh.

Các triệu chứng thường tồi tệ nhất trong khoảng thời gian từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 và cơn ho có thể thuyên giảm sau 3 tuần. Cha mẹ cần gọi bác sĩ nếu:

Con bạn khó thở - bạn có thể nhận thấy những tiếng càu nhàu hoặc bụng của chúng hóp lại dưới xương sườn.
Có những khoảng dừng khi con bạn thở.
Da, lưỡi hoặc môi của trẻ có màu xanh.
Trẻ uể oải, không thức dậy hoặc thiếu tỉnh táo.

Đặc biệt, cha mẹ cần gọi cấp cứu ngay nếu:

Trẻ bị cảm lạnh và càng ngày càng tồi tệ.
Trẻ bú hoặc ăn ít hơn nhiều so với bình thường.
Tã khô trong suốt 12 giờ trở lên, hoặc có dấu hiệu mất nước khác.
Trẻ dưới 3 tháng và có nhiệt độ 38 độ C, hoặc trẻ trên 3 tháng có nhiệt độ từ 39 độ C trở lên.
Trẻ cảm thấy nóng hơn bình thường khi bạn chạm vào lưng hoặc ngực của con hoặc đổ mồ hôi.
Trẻ rất mệt mỏi hoặc cáu kỉnh.

Là cha mẹ, bạn có thể biết liệu con mình có vẻ không khỏe nghiêm trọng hay không và nên tin tưởng vào phán đoán của chính mình. Đặc biệt, một số trẻ có thể có nguy cơ mắc bệnh viêm tiểu phế quản nghiêm trọng cao hơn, như sinh rất sớm, bị bệnh tim hoặc phổi, có hệ miễn dịch yếu.

 Trẻ sinh non thường có nguy cơ bị biến chứng nặng nếu mắc viêm tiểu phế quản. Ảnh: Everymum.

Trẻ sinh non thường có nguy cơ bị biến chứng nặng nếu mắc viêm tiểu phế quản. Ảnh: Everymum.

Cha mẹ nên làm gì?

Thông thường, không có điều trị cụ thể cho bệnh viêm tiểu phế quản. Tình trạng này thường tự khỏi và bạn có thể chăm sóc con mình ở nhà. Nhưng viêm tiểu phế quản có thể nghiêm trọng ở một số trẻ em, cần được điều trị tại bệnh viện.

Những điều cần làm:

- Cho trẻ sơ sinh và trẻ em trên 2 tháng tuổi uống paracetamol hoặc ibuprofen cho trẻ sơ sinh và trẻ em trên 3 tháng tuổi - nhưng không cho trẻ dưới 16 tuổi uống aspirin.

- Nhỏ nước muối sinh lý nếu trẻ bị nghẹt mũi.

- Giữ cho con bạn đứng thẳng càng nhiều càng tốt khi chúng thức để giúp con thở dễ dàng hơn.

- Khuyến khích con bạn uống nhiều nước - cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ hơn và cho trẻ lớn hơn uống thêm nước hoặc nước trái cây pha loãng.

Những điều không nên làm:

- Không hút thuốc xung quanh con bạn.

- Đừng cố gắng hạ nhiệt độ của trẻ bằng cách lau người bằng nước mát hoặc cởi hết quần áo.

Cách phòng ngừa

Có một số điều bạn có thể làm để giảm nguy cơ con bạn bị viêm tiểu phế quản hoặc lây lan virus gây bệnh, bao gồm:

Rửa tay của bạn và trẻ thường xuyên.
Rửa hoặc lau đồ chơi và làm sạch bề mặt thường xuyên.
Sử dụng khăn giấy dùng một lần và vứt chúng ngay sau khi sử dụng.
Không cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với người bị cảm lạnh hoặc cúm – đặc biệt nếu trẻ dưới 2 tháng tuổi hoặc sinh non.

Điều quan trọng là không hút thuốc xung quanh con bạn. Trẻ em hít phải khói thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh viêm tiểu phế quản cao hơn.

Phương Mai

Nguồn Znews: https://lifestyle.zingnews.vn/tre-nao-co-nguy-co-mac-viem-tieu-phe-quan-nang-post1444097.html