Triệu Vân bị nhân vật có thân phận đặc biệt vu cáo

Triệu Vân từng bị My Phương vu cáo tội danh phản trắc. Đây là nhân vật ngoài mối quan hệ quân – thần với Lưu Bị, trên danh nghĩa còn là anh vợ của vị quân chủ này.

Trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Triệu Vân (tự Tử Long) mới đầu ông theo Công Tôn Toản, sau về phò trợ cho Lưu Bị. Ông có ngoại hình hùng dũng, uy phong lẫm liệt, giỏi võ nghệ và có tài thao lược, được đánh giá là bậc hổ tướng trí dũng song toàn.

Vì tấm lòng trung thành mà Triệu Vân luôn được Lưu Bị tin tưởng, chức vụ tuy không cao nhưng sự trọng dụng mà ông có được là thứ mà nhiều tướng lĩnh khác không có được. Triệu Vân là người giữ chức vụ thống lĩnh cấm quân, chỉ có những tướng lĩnh được vô cùng tin tưởng mới được giao cho trọng trách bảo vệ nơi ở của đế vương như vậy.

Nhưng chính vì vậy mà cơ hội lập công của Triệu Vân cũng ít đi rất nhiều, ông chỉ có thể trưng mắt ra nhìn các hổ tướng khác như Quan Vũ và Trương Phi lập chiến công, bản thân chỉ có thể đứng ở hậu phương bảo vệ Lưu Bị.

Triệu Vân là tấm gương tiêu biểu về lòng trung thành của một vị tướng.

Triệu Vân là tấm gương tiêu biểu về lòng trung thành của một vị tướng.

Cả cuộc đời mình, Triệu Vân luôn trung thành với Lưu Bị và nhà Thục Hán. Chiến tích bế A Đẩu đột phá vòng vây của quân Tào Tháo trong trận Đương Dương - Trường Bản được coi là điển tích mẫu mực về tấm lòng không màng hiểm nguy, xả thân cứu chúa của ông. Lưu Bị từng có khen Triệu Vân rằng “Tử Long quả thật một thân toàn đảm vậy”, Chữ ‘đảm’ có nghĩa là lòng dũng cảm.

Tuy nhiên, cũng bởi chiến tích này mà Triệu Vân bị My Phương vu cáo tội danh phản trắc với Lưu Bị.

My Phương tự Tử Phương, là một viên quan lại phục vụ dưới trướng của lãnh chúa Lưu Bị của nhà Thục Hán thời Tam quốc trong Lịch sử Trung Quốc.

My Phương là em trai của My Chúc và là anh trai của My phu nhân vợ Lưu Bị. Năm xưa, My Phương cùng theo người anh cả My Trúc làm thuộc hạ cho Từ Châu mục Đào Khiêm. Sau khi Đào Khiêm qua đời 2 huynh đệ họ My đã đi theo phò tá Lưu Bị.

Ông từng được xem là một trong những thuộc hạ thân tín nhất của Lưu Bị. Ngoài mối quan hệ quân – thần với Lưu Bị, My Phương trên danh nghĩa còn là anh vợ của vị quân chủ này.

Không chỉ dừng lại ở đó, gia tộc họ My còn viện trợ một phần không nhỏ tài lực – nhân lực để vị quân chủ họ Lưu kiến công lập nghiệp.

My Phương theo Lưu Bị nhiều năm, từng vào sinh ra tử với Lưu Bị trong trận Đương Dương – Trường Bản.

Về phần Lưu Bị, ông đối với người anh vợ này cũng rất xem trọng khi phong My Phương lên tới chức tướng quân và rất mực tin tưởng, trọng dụng.

Cảnh trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.

Cảnh trong phim Tam quốc diễn nghĩa 2010.

Còn về mối quan hệ của My Phương và Triệu Vân sử liệu không ghi chép nhiều, thế nhưng có giai thoại truyền lại rằng, vị tướng họ My này đã từng dùng lời lẽ vu cáo cho Triệu Vân tội danh phản trắc.

Cụ thể, năm xưa trong trận chiến ở Đương Dương – Trường Bản, Lưu Bị không thể nào chống đỡ nổi trước sức mạnh của đội Hổ Báo kỵ thuộc phe Tào Tháo và chỉ còn cách đem quân trốn tới Giang Hạ.

Bấy giờ, Triệu Vân vì muốn cứu vợ con của quân chủ nên đã một mình xông vào núi Trường Bản, cuối cùng đem được Hậu chủ Lưu Thiện trở về.

Khi đó, không ít người cho rằng vị tướng họ Triệu đã hàng Tào nên mới có thể sống sót trở ra giữa vòng vây trùng trùng lớp lớp của quân địch. Bản thân My Phương khi đó thậm chí còn khẳng định chắc chắn với Lưu Bị rằng:

"Triệu Vân chắc chắn đã nương nhờ Tào Tháo rồi!".

Thế nhưng mặc cho những lời vu cáo của anh vợ, Lưu Bị vẫn một mực tin rằng Triệu Vân trung thành chắc chắn sẽ không phụ lòng mình.

Lưu Bị rất tin tưởng Triệu Vân.

Lưu Bị rất tin tưởng Triệu Vân.

Thực tế lịch sử cũng đã chứng minh, Triệu Vân chưa bao giờ đem lòng phản trắc đối với Lưu Bị và tập đoàn chính trị Thục Hán.

Khi Lưu Bị mất, ông tiếp tục một lòng một dạ phục vụ Lưu Thiện. Năm 223, Triệu Vân được Lưu Thiện phong làm Trung hộ quân, Chinh nam tướng quân, sau đó thăng lên Trấn đông tướng quân.

Theo Tam quốc diễn nghĩa, Triệu Vân trong những năm tháng cuối đời, dường như ông biết trước thọ mệnh của mình chẳng còn dài nên đã từng nói với Thừa tướng Gia Cát Lượng:

"Thừa tướng, Tử Long già rồi, ước nguyện của tiên đế, ta không còn cách nào tận lực, đại nghiệp phục hưng Hán thất chỉ có thể dựa cả vào một mình thừa tướng".

Năm 229, Triệu Vân, võ tướng cuối cùng trong nhóm Ngũ Hổ Tướng Thục Hán qua đời tại nhà riêng. Kể từ đó Ngũ Hổ Tướng vĩnh viễn không còn tồn tại, đây là một năm thực sự tang thương của chính quyền Thục Hán.

Gia Cát Lượng đã dự liệu trước được sự ra đi của Triệu Vân.

Gia Cát Lượng đã dự liệu trước được sự ra đi của Triệu Vân.

Gia Cát Lượng vốn đã dự liệu trước được sự việc này, nguyên nhân là bởi tuổi của Triệu Vân lúc này đã cao, quy luật tự nhiên, không thể kháng cự, nhưng khi người truyền tin chạy đến báo tang, Gia Cát Lượng vẫn không khỏi đau đớn khóc nói: “Tử Long mất đi, quốc gia mất đi một người tài, ta cũng mất đi một cánh tay phải”.

Không chỉ riêng Gia Cát Lượng mà những người khác cũng không cầm nổi nước mắt, bởi những nguyên lão Thục Hán năm đó đã không còn lại bao người, việc Triệu Vân qua đời cũng đồng nghĩa một thời đại đã kết thúc.

Các nhà nghiên cứu nhận định, Triệu Vân phục vụ nhà Thục Hán suốt hơn 30 năm, một lòng tận trung không đổi, là tấm gương tiêu biểu về lòng trung thành của một vị tướng.

Video: Triệu Vân (Lưu Đức Hoa thủ vai) một mình chiến đấu với bốn tướng Ngụy.

Quốc Tiệp (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/trieu-van-bi-nhan-vat-co-than-phan-dac-biet-vu-cao-a492487.html