Trình diễn áp dụng cộng nghệ khí hóa sinh khối trong sơ chế nông sản

Ngày 2/6, Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp tỉnh phối với Tổ chức Oxfam Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn sáng tạo và Phát triển bền vững (CCS) tổ chức Hội nghị truyền thông, giới thiệu, tham quan điểm trình diễn áp dụng cộng nghệ khí hóa sinh khối liên tục (VCBG) trong sơ chế nông sản.

Đại diện Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn sáng tạo và Phát triển bền vững (CCS) giới thiệu công nghệ khí hóa sinh khối cho các đại biểu.

Đại diện Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn sáng tạo và Phát triển bền vững (CCS) giới thiệu công nghệ khí hóa sinh khối cho các đại biểu.

Hội nghị được tổ chức tại xã Vĩnh Yên, huyện Bảo Yên với sự tham gia của gần 100 đại biểu là đại diện một số sở, ngành và địa phương trong tỉnh; doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở, hộ sản xuất, chế biến, kinh doanh về cơ khí, chế biến nhiên liệu, chế biến nông - lâm sản trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Cán bộ kỹ thuật của dự án trình diễn việc vận hành bếp VCBG (nhóm bếp, đưa bếp vào, điều chỉnh bếp và đo nhiệt độ).

Cán bộ kỹ thuật của dự án trình diễn việc vận hành bếp VCBG (nhóm bếp, đưa bếp vào, điều chỉnh bếp và đo nhiệt độ).

Các đại biểu đã được giới thiệu về Dự án “Công nghệ khí hóa sinh khối (Dự án BEST) - giải pháp năng lượng bền vững cho chế biến nông sản và quản lý chất thải ở nông thôn Việt Nam”. Dự án do Liên minh châu Âu tài trợ, thực hiện trong giai đoạn 2020 - 2024 và do Tổ chức Oxfam tại Việt Nam quản lý, phối hợp thực hiện cùng CCS.

Nguyên liệu sinh khối là nguồn phế, phụ phẩm nông, lâm nghiệp như cành băm, gỗ vụn...

Nguyên liệu sinh khối là nguồn phế, phụ phẩm nông, lâm nghiệp như cành băm, gỗ vụn...

Công nghệ khí hóa sinh khối là công nghệ đốt các vật liệu có nguồn gốc sinh học trong điều kiện thiếu khí oxy. Về cơ bản, vật liệu sinh khối được đưa vào qua bộ phận cấp liệu của thiết bị VCBG, và khí gas tổng hợp được tạo ra trong buồng phản ứng. Sau đó, khí gas được đốt sinh nhiệt tại đầu đốt của thiết bị. Các vật liệu sinh khối được sử dụng trong công nghệ này có thể là nguồn phế phụ phẩm nông, lâm nghiệp sẵn có ở địa phương như: cành băm, gỗ vụn, viên nén mùn cưa…

Giới thiệu về sàn sấy và quy trình sấy lúa.

Giới thiệu về sàn sấy và quy trình sấy lúa.

Tại hội nghị, các đại biểu đã được tham quan, thực hành sấy lúa bằng bếp VCBG và cùng trao đổi, thảo luận, giải đáp về công nghệ, việc áp dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến nông sản nói chung và sấy lúa nói riêng…

Việc ứng dụng công nghệ khí hóa sinh khối liên tục có nhiều ưu điểm như: Tận dụng được nguồn phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp làm chất đốt; thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe người sản xuất; giảm ô nhiễm môi trường và xử lý rác thải tại các vùng nông thôn; đồng thời tiết kiệm chi phí, nhân công và nâng cao chất lượng nông sản sau chế biến.

Nguồn Lào Cai: https://baolaocai.vn/trinh-dien-ap-dung-cong-nghe-khi-hoa-sinh-khoi-trong-so-che-nong-san-post369160.html