Trở lại với điện hạt nhân để đảm bảo an ninh và chuyển dịch năng lượng
Đảng và Nhà nước đã chính thức có chủ trương phát triển điện hạt nhân từ cách đây 15 năm. Cụ thể, Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận 4000 MW từ năm 2009. Công tác chuẩn bị đầu tư đã được tiến hành nhiều năm sau đó. Nhưng đến năm 2016, Quốc hội đã quyết nghị tạm dừng dự án sau khi xem xét đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố liên quan. Đến nay, trong bối cảnh mới, đang có những triển vọng để Việt Nam quay trở lại với điện hạt nhân.
Trong xu hướng chuyển dịch năng lượng toàn cầu, nhiều quốc gia trên thế giới đang quay trở lại với điện hạt nhân. Việt Nam trong công cuộc đa dạng hóa các nguồn năng lượng mới nhằm đạt mục tiêu Netzero cũng nằm trong xu hướng đó. Trở lại với điện hạt nhân thời điểm này, Việt Nam sẽ có những thuận lợi nhất định.
Theo các chuyên gia, thời gian đầu tư cho một nhà máy điện hạt nhân nhanh nhất là 10 năm. Để phát huy ưu điểm hỗ trợ quá trình chuyển dịch năng lượng, điện hạt nhân phải chiếm tỷ trọng đáng kể trong hệ thống. Nếu phát triển điện hạt nhân, sẽ cần một chiến lược dài hạn với sự đồng thuận và quyết tâm rất cao của cả hệ thống chính trị.
Phát biểu Bế mạc Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng ngày 25/11 vừa qua, Tổng bí Thư Tô Lâm cho biết, Ban chấp hành Trung ương đã thống nhất cao với chủ trương tái khởi động Chương trình điện hạt nhân tại Việt Nam và tiếp tục nghiên cứu Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Lịch sử phát triển các cường quốc trên thế giới cho thấy phát triển điện hạt nhân sẽ tạo ra bước đột phá về khoa học công nghệ. Và đột phá về khoa học công nghệ được xác định là 1 trong những trụ cột vô cùng quan trọng để Việt Nam bước vào kỷ nguyên vươn mình.
Mời quý vị theo dõi nội dung chi tiết!