Trọn nghĩa tri ân, vẹn tình đồng đội

50 năm từ khi hai miền Nam - Bắc thống nhất, toàn dân tộc đang được sống trong hòa bình, độc lập. Đất nước ngày càng phát triển nhưng nỗi đau, sự mất mát mà chiến tranh để lại không gì có thể bù đắp và diễn tả bằng lời. Bằng tất cả sự chân thành, biết ơn, cả hệ thống chính trị đang thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, tiếp sức để những người chiến sĩ cách mạng có cuộc sống ổn định hơn.

Dù 8 giờ 30 phút lễ gặp mặt tri ân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đấtnước do Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức mới chính thứcbắt đầu; song trước đó 1 giờ đồng hồ, hội trường Trung tâm Văn hóa hội nghị tỉnh đã kín ghế ngồi. Gần 260 đại biểu là CCB, cựu công an nhân dân, cựu thanh niên xungphong (TNXP) là những nhân chứng lịch sử, tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đâúgóp phần làm nên đại thắngmùa Xuân năm 1975 đã có mặt tham dự. Không ít CCB nay tuổi đã cao, chân đi chậm nhưng có mặt từ sớm mong muốn gặp lại đồng đội, ôn lại những ngày chiến đấu gian khó giành lấy thắng lợi vẻ vang, độc lập cho đất nước.

Lãnh đạo tỉnh tặng quà tri ân CCB tham dự gặp mặt 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đấtnước do Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức ngày 19/4.

Lãnh đạo tỉnh tặng quà tri ân CCB tham dự gặp mặt 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đấtnước do Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức ngày 19/4.

Gặp lại đồng đội, mỗi CCB, cựu công an nhân dân, cựu TNXP ai nấy đều phấn khởi, nụ cười rạng ngời, trò chuyện sôi nổi. Họ kể cho nhau nghe những ký ức một thời máu lửa. Nhưngđiều mà các ông, các bác phấn khởi hơn cả đó là sự tri ân của thế hệ hôm naydành cho những người đã dành cả thanh xuân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốctươi đẹp.

Bồi hồi, xúc động khi tham gia chương trình, CCB Vương Quốc Hùng, xã Thanh Hưng (huyện Điện Biên) chia sẻ: Chúng tôi vuimừng vì các cấp, các ngành luôn dành cho chúng tôi sự quan tâm đặc biệt. Điêùnày đã thể hiện truyền thống quý báu bao đời nay của dân tộc ta, một dân tộcđoàn kết, yêu chuộng hòa bình.

Với CCB NguyễnXuân Quý, phường Thanh Trường (TP. Điện Biên Phủ), mỗi lần được thăm hỏi, động viên,chia sẻ, ký ức của một thời bom đạn, lịch sử hào hùng của dân tộc laịùa về. “Hôm nay là một ngày đặc biệt với tôi và đồng đội. Tôi luôn răn dạy con cháuvà cũng mong rằng thế hệ hôm nay phải lưu giữ, trân trọng lịch sử bởi cuộc sốnghôm nay là một phần máu xương của cha ông đánh đổi mà có”.

Cùng với các hoạt động tặng quà, thăm hỏi vào dịplễ, tết hay những sự kiện chính trị quan trọng của tỉnh, của đất nước, nhiêùnăm qua, các cấp, các ngành, nhất là Hội CCB tỉnh luôn quan tâm,chăm sóc, tiếp sức cho đồng đội có cuộc sống ổn định hơn. Mỗi năm đã có hàng nghìn suất quà trao tặng CCB, những người đã hy sinh xương máu cho đất nước vẹn toàn.

CCB NguyễnXuân Quý, phường Thanh Trường (TP. Điện Biên Phủ) chia sẻ kỷ niệm một thời tham gia kháng chiến chống Mỹ.

CCB NguyễnXuân Quý, phường Thanh Trường (TP. Điện Biên Phủ) chia sẻ kỷ niệm một thời tham gia kháng chiến chống Mỹ.

HôịCCB tỉnh đã tích cực kết nối, kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ,xây dựng nhà tình nghĩa, tặng tư liệu sản xuất (cá giống, trâu, bò giống…) choCCB, thương binh, bệnh binh có hoàn cảnh khó khăn với số tiền hàng tỷ đồng. Đơn cử như trường hợp CCB Lù Văn Thường (thương binh 3/4) ởtổ dân phố 1, phường Sông Đà, thị xã Mường Lay. Ông là CCB tham giakháng chiến chống Mỹ. Hoàn cảnh giađình khó khăn, lại phải nuôi cháu ăn học, năm 2018, CCB Lù Văn Thường được HôịCCB tỉnh kết nối với Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup) hỗ trợ một cặp bò giốngđể sản xuất với tổng giá trị 30 triệu đồng. Sau nhiều năm chăm sóc, cặp bò hiện đang sinh sản tốt, tạo ra nguồn thu ổn địnhcho gia đình.

“Những tình cảm sâu sắc của đồng đội nói riêngvà mạnh thường quân nói chung khiến CCB như tôi cảm thấy thật ấm lòng. Đâylà động lực để tôi vững tin trong cuộc sống, tiếp tụcgiáo dục truyền thống cách mạng cho con cháu, người thân trong gia đình” - CCB Lù Văn Thường phấn khởi chia sẻ.

Đại tá Lê TiếnLâm, Phó Chủ tịch Hội CCB tỉnh cho biết, trong tổng số gần 19.000 hội viên CCB toàntỉnh, vẫn còn 12% hội viên hoàn cảnh khó khăn, trong đó có cả các hội viên thamgia kháng chiến chống Mỹ. Chia sẻ với hội viên, nhiều năm qua, Hội đã phối hợpvới các cấp, các ngành có nhiều chính sách an sinh hỗ trợ đồng đội vươn lên trongcuộc sống. Chỉ tính riêng về nhà ở, từ năm 2024 đến nay, có 3 CCB tham gia giảiphóng miền Nam được hỗ trợ kinh phí xây nhà, gồm: CCB Hà Minh Hiền, thị trấn TủaChùa (huyện Tủa Chùa); Lò Văn Inh, xã Pú Hồng (huyện Điện Biên Đông) và 1 CCB ởhuyện Mường Ảng.

CCB Hà Minh Hiền, thị trấn TủaChùa (huyện Tủa Chùa) nhận hỗ trợ kinh phí xây "Mái ấm nghĩa tình" do Hội CCB tỉnh kết nối hỗ trợ.

CCB Hà Minh Hiền, thị trấn TủaChùa (huyện Tủa Chùa) nhận hỗ trợ kinh phí xây "Mái ấm nghĩa tình" do Hội CCB tỉnh kết nối hỗ trợ.

Đáp lại sự quan tâm của Đảng, Nhànước và toàn xã hội, từ chiến trường miền Nam trở về và xuất ngũ, nhiều CCB đã khắcphục khó khăn, phát triển kinh tế, là tấm gương sáng về ý chí, nghị lực vươn lên. Điển hình như CCB Lò Ngọc Ánh, xã Mường Luân (huyệnĐiện Biên Đông). Năm 1985, xuất ngũ trở về địa phương, CCB Lò Ngọc Ánhtham gia công tác xã hội tại xã Mường Luân. Năm 1999, từ số tiền tích góp, ông mua gần 10 cặp trâu, bò, dê giống. Ông cũng tận dụng lợi thế vườn rộng để trồng cây ăn quả(cam,vải thiều, thanh long, chuối…) và kinhdoanh dịch vụ, mở hướng đi mới cho công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Vơíquyết tâm và nghị lực người lính, đến nay gia đình CCB Lò Ngọc Ánh đã sở hưũhơn 50 con trâu, bò. Kết hợp từ bán trâu, bò giống, trái cây và các loại dịch vụ khác đã manglại nguồn thu nhập trên 200triệu đồng mỗi năm cho gia đình ông.

CCB Lò Ngọc Ánh, xã Mường Luân (huyệnĐiện Biên Đông) chăm sóc vườn cây ăn quả của gia đình.

CCB Lò Ngọc Ánh, xã Mường Luân (huyệnĐiện Biên Đông) chăm sóc vườn cây ăn quả của gia đình.

Hay như trường hợp CCB Lò Văn Diên, bản Lịch Cang, xãNặm Lịch (huyện Mường Ảng). Năm 1971, khi vừa tròn 20 tuổi, ông viết đơn tình nguyệnnhập ngũ. Trải qua nhiều trận chiến ác liệt với giặc Mỹ, ông bị thương nặng buộcphải tháo khớp chân phải. Trở về với cơ thể không lành lặn nhưng luôn tâm niệm“khó khăn mà nhụt chí thì chẳng bao giờ vươn lên được". Bởi thế ông tự nhắc nhở bảnthân phải thật cố gắng, thật nỗ lực.

Bắt tay vào pháttriển kinh tế, CCB Lò Văn Diên đầu tư chăn nuôi gia súc, gia cầm, kết hợp khai hoang, cải tạo đất trồng cà phê, trồng rừng. Sau nhiều năm nỗ lực kiêntrì, đến nay, gia đình ông đã có trên 2ha cà phê, trên 1ha rừng sản xuất, đàngia súc, gia cầm phát triển tốt... trừ mọi chi phí, mỗi năm gia đình ông thu nhậptrên 150 triệu đồng.

CCB Lò Văn Diên (ở giữa), bản Lịch Cang, xãNặm Lịch (huyện Mường Ảng) chăm sóc đàn bò.

CCB Lò Văn Diên (ở giữa), bản Lịch Cang, xãNặm Lịch (huyện Mường Ảng) chăm sóc đàn bò.

Nỗ lực vượt khókhăn, cùng với sự quan tâm, tri ân của cả hệ thống chính trị, cuộc sống của CCBnói chung, những người chiến sĩ cách mạng đã làm nên đại thắng mùa Xuân năm 1975nói riêng nay cũng đã đủ đầy, ấm no hơn. Nửa thế kỷ trôi qua, cùng với cả nước,mảnh đất Biện Biên ngày nay đang đổi thay từng ngày. Bằng tất cả sự trân trọng vàtri ân, các cấp,ngành và toàn xã hội đã, đang và sẽ nối tiếp truyềnthống của dân tộc “uống nước nhớ nguồn”, luôn quan tâm cả về vật chất, và tinh thần đối với thế hệ cha ông -những người hiến dâng tuổi thanh xuân, hy sinh xương máu để có được hòa bình hôm nay.

Quang Long

Nguồn Điện Biên Phủ: https://baodienbienphu.vn/bai-thuong/chinh-tri/tron-nghia-tri-an-ven-tinh-dong-doi