TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Nâng cao kiến thức pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động

Chiều nay (16/5), tại Hội trường Huyện ủy Thanh Trì, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 chuyên đề 9 với chủ đề 'Nâng cao kiến thức pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động'.

Thông qua chương trình nhằm giúp cán bộ, đoàn viên Công đoàn và người lao động hiểu rõ hơn về công tác chăm lo sức khỏe cho người lao động; các chính sách pháp luật về lao động, bảo hiểm xã hội, cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động tại đơn vị, doanh nghiệp.

Đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động dự buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách.

Đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động dự buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách.

Tham gia buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 và trả lời các câu hỏi của đoàn viên, người lao động, bạn đọc là các chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật, bảo hiểm xã hội, y tế: Bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc Công ty Luật TNHH Everest; bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Phụ trách Trung tâm Ôxy cao áp Việt Nga.

* 14h20: Bắt đầu buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách

Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội, huyện Thanh Trì và Báo Lao động Thủ đô dự buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách.

Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội, huyện Thanh Trì và Báo Lao động Thủ đô dự buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách.

Dự buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách có các đồng chí: Nguyễn Huy Khánh - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội; Hà Đông - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo LĐLĐ Thành phố; Hà Lê Hoàn - Chánh Văn phòng LĐLĐ Thành phố; Nguyễn Thị Thu Huyền - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Thanh Trì; Triệu Quang Xuyên - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thanh Trì; Hoàng Văn Huệ - Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thanh Trì.

Về phía Ban Tổ chức có các đồng chí: Nguyễn Danh Huy - Chủ tịch LĐLĐ huyện Thanh Trì; Nguyễn Văn Bình - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô; Đinh Tuấn Anh - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô; Nguyễn Thị Thu Hà - Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Thanh Trì; Nguyễn Thị Thắm - Phó Chủ tịch LĐLĐ huyện Thanh Trì…

* 14h25: Khai mạc buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách

Phát biểu khai mạc buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Nguyễn Văn Bình cho biết: Sức khỏe là điều quý giá, là mối quan tâm hàng đầu của mỗi chúng ta. Có đủ sức khỏe, chúng ta mới có thể lao động, công tác và làm việc tốt, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác, năng suất lao động. Cùng với sức khỏe, đối với mỗi người lao động, các chế độ, chính sách như: Tiền lương, bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi… cũng là mối quan tâm đặc biệt khi đi làm, tham gia vào quan hệ lao động. Từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn chủ đề của buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách hôm nay là “Nâng cao kiến thức pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động”. Các vị khách mời của chúng tôi là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe và lĩnh vực pháp luật sẽ giải đáp, cung cấp cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động nói riêng và bạn đọc nói chung những kiến thức thiết thực, hữu ích về chăm sóc sức khỏe cũng như chế độ chính sách, giúp người lao động có thể hiểu rõ và tự bảo vệ quyền lợi của mình khi cần thiết.

Phát biểu khai mạc buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô Nguyễn Văn Bình cho biết: Sức khỏe là điều quý giá, là mối quan tâm hàng đầu của mỗi chúng ta. Có đủ sức khỏe, chúng ta mới có thể lao động, công tác và làm việc tốt, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác, năng suất lao động. Cùng với sức khỏe, đối với mỗi người lao động, các chế độ, chính sách như: Tiền lương, bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi… cũng là mối quan tâm đặc biệt khi đi làm, tham gia vào quan hệ lao động. Từ những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn chủ đề của buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách hôm nay là “Nâng cao kiến thức pháp luật, chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cho người lao động”. Các vị khách mời của chúng tôi là các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe và lĩnh vực pháp luật sẽ giải đáp, cung cấp cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động nói riêng và bạn đọc nói chung những kiến thức thiết thực, hữu ích về chăm sóc sức khỏe cũng như chế độ chính sách, giúp người lao động có thể hiểu rõ và tự bảo vệ quyền lợi của mình khi cần thiết.

Ban Tổ chức tặng hoa cho các chuyên gia tại buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách.

Ban Tổ chức tặng hoa cho các chuyên gia tại buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách.

* 14h30: Hỏi đáp giữa đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động và các chuyên gia

Các chuyên gia tại buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách.

Các chuyên gia tại buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách.

Chị Nguyễn Thị Nhung (xã Vĩnh Quỳnh) đặt câu hỏi: Chị tôi năm nay 49 tuổi, đang công tác trên địa bàn. Hiện chị đã đóng bảo hiểm xã hội được 22 năm thì có được rút bảo hiểm xã hội một lần không? Nếu chị tôi muốn nghỉ hưu thì có được nghỉ không và hưởng mức lương hưu là bao nhiêu?

Chị Nguyễn Thị Nhung (xã Vĩnh Quỳnh) đặt câu hỏi: Chị tôi năm nay 49 tuổi, đang công tác trên địa bàn. Hiện chị đã đóng bảo hiểm xã hội được 22 năm thì có được rút bảo hiểm xã hội một lần không? Nếu chị tôi muốn nghỉ hưu thì có được nghỉ không và hưởng mức lương hưu là bao nhiêu?

Chị Ngô Thị Lý (Công ty Tân Phát) đặt câu hỏi: Người lao động A nghỉ việc và có làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Trong thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động A làm cộng tác viên hưởng hoa hồng cho Công ty B, Công ty B không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động A. Xin hỏi các chuyên gia, trong trường hợp này, người lao động A và Công ty B có vi phạm pháp luật không? Lái xe văn phòng có thuộc danh mục công việc nặng nhọc, độc hại không? Người lao động 65 đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn làm việc, có thể thôi việc để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, sau đó tiếp tục hưởng chế độ hưu trí không?

Chị Ngô Thị Lý (Công ty Tân Phát) đặt câu hỏi: Người lao động A nghỉ việc và có làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Trong thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động A làm cộng tác viên hưởng hoa hồng cho Công ty B, Công ty B không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động A. Xin hỏi các chuyên gia, trong trường hợp này, người lao động A và Công ty B có vi phạm pháp luật không? Lái xe văn phòng có thuộc danh mục công việc nặng nhọc, độc hại không? Người lao động 65 đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn làm việc, có thể thôi việc để hưởng bảo hiểm thất nghiệp, sau đó tiếp tục hưởng chế độ hưu trí không?

Chị Chử Thị Hương (xã Vạn Phúc) đặt câu hỏi: Hiện nay bạn tôi 40 tuổi và đang ăn chay trường được 6 tháng. Tuy nhiên, nhiều người nói tuổi này ăn chay trường sẽ bị thiếu chất nên bạn tôi cũng hơi lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn ở độ bạn tuổi của tôi ăn chay trường có tốt không và tôi cần bổ sung thêm chất gì?

Chị Chử Thị Hương (xã Vạn Phúc) đặt câu hỏi: Hiện nay bạn tôi 40 tuổi và đang ăn chay trường được 6 tháng. Tuy nhiên, nhiều người nói tuổi này ăn chay trường sẽ bị thiếu chất nên bạn tôi cũng hơi lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn ở độ bạn tuổi của tôi ăn chay trường có tốt không và tôi cần bổ sung thêm chất gì?

Anh Trần Ngọc Trung (Công ty Cổ phần Formach) đặt câu hỏi: Xin chuyên gia cho biết, trong trường hợp người lao động đang trên đường đi làm bị tai nạn giao thông gãy chân, bó bột cố định. Trường hợp này có được coi là tai nạn lao động hay không? Thủ tục giải quyết như thế nào? Người lao động có được ký 2 hợp đồng lao động với 2 doanh nghiệp khác nhau không?

Anh Trần Ngọc Trung (Công ty Cổ phần Formach) đặt câu hỏi: Xin chuyên gia cho biết, trong trường hợp người lao động đang trên đường đi làm bị tai nạn giao thông gãy chân, bó bột cố định. Trường hợp này có được coi là tai nạn lao động hay không? Thủ tục giải quyết như thế nào? Người lao động có được ký 2 hợp đồng lao động với 2 doanh nghiệp khác nhau không?

Bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.

Bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội trả lời câu hỏi của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.

Chị Ngô Thị Luyến (Trường Tiểu học Tam Hiệp) đặt câu hỏi: Hiện nay có thông tin cho rằng tiêm vắc xin phòng chống Covid-19 của hãng AstraZeneca có thể bị đông máu giảm tiểu cầu. Tôi tiêm 2 mũi từ cách đây 2 năm thì có phải đề phòng bệnh đông máu giảm tiểu cầu không? Nếu có thì phòng bằng cách nào?

Chị Ngô Thị Luyến (Trường Tiểu học Tam Hiệp) đặt câu hỏi: Hiện nay có thông tin cho rằng tiêm vắc xin phòng chống Covid-19 của hãng AstraZeneca có thể bị đông máu giảm tiểu cầu. Tôi tiêm 2 mũi từ cách đây 2 năm thì có phải đề phòng bệnh đông máu giảm tiểu cầu không? Nếu có thì phòng bằng cách nào?

Chị Phạm Thị Hường (Trường Tiểu học Vạn Phúc) đặt câu hỏi: Hai tháng gần đây bạn tôi có cảm giác dễ hồi hộp, nhất là khi làm việc căng thẳng, cứ như đang đánh trống ngực. Cảm giác này cũng xuất hiện khi làm việc quá sức, có phải tôi bị vấn đề liên quan đến tim mạch không? Hiện nay tỷ lệ người dân bị đột quỵ cao, những người trẻ tuổi bị đột quỵ không còn là chuyện hiếm gặp, xin bác sĩ chia sẻ những cách phòng tránh đột quỵ.

Chị Phạm Thị Hường (Trường Tiểu học Vạn Phúc) đặt câu hỏi: Hai tháng gần đây bạn tôi có cảm giác dễ hồi hộp, nhất là khi làm việc căng thẳng, cứ như đang đánh trống ngực. Cảm giác này cũng xuất hiện khi làm việc quá sức, có phải tôi bị vấn đề liên quan đến tim mạch không? Hiện nay tỷ lệ người dân bị đột quỵ cao, những người trẻ tuổi bị đột quỵ không còn là chuyện hiếm gặp, xin bác sĩ chia sẻ những cách phòng tránh đột quỵ.

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Phụ trách Trung tâm Ôxy cao áp Việt Nga trả lời câu hỏi của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.

Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Phụ trách Trung tâm Ôxy cao áp Việt Nga trả lời câu hỏi của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.

Chị Ngô Thị Hương (xã Thanh Liệt) đặt câu hỏi: Xin chuyên gia cho biết, người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế thì có phải đóng bảo hiểm xã hội không và được hưởng chế độ ốm đau như thế nào? Công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng và trợ cấp xã hội hàng tháng khác thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội như thế nào?

Chị Ngô Thị Hương (xã Thanh Liệt) đặt câu hỏi: Xin chuyên gia cho biết, người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế thì có phải đóng bảo hiểm xã hội không và được hưởng chế độ ốm đau như thế nào? Công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng và trợ cấp xã hội hàng tháng khác thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội như thế nào?

Chị Vũ Minh Phương (Trường Trung học cơ sở Vĩnh Quỳnh) đặt câu hỏi: Với giáo viên hợp đồng, theo khung thời gian năm học (9 tháng), khi kết thúc năm học thì thanh lý hợp đồng nên người lao động được ký hợp đồng nhiều lần, nhiều năm nhưng không liên tục nên không được nâng lương. Trong khi đó, giáo viên có 2 tháng hè. Vậy có được xét 2 tháng hè cho giáo viên hợp đồng không? Có giải pháp nào cho người lao động là giáo viên trong việc ký hợp đồng liên tục và nâng lương không? Xin chuyên gia giải đáp giúp.

Chị Vũ Minh Phương (Trường Trung học cơ sở Vĩnh Quỳnh) đặt câu hỏi: Với giáo viên hợp đồng, theo khung thời gian năm học (9 tháng), khi kết thúc năm học thì thanh lý hợp đồng nên người lao động được ký hợp đồng nhiều lần, nhiều năm nhưng không liên tục nên không được nâng lương. Trong khi đó, giáo viên có 2 tháng hè. Vậy có được xét 2 tháng hè cho giáo viên hợp đồng không? Có giải pháp nào cho người lao động là giáo viên trong việc ký hợp đồng liên tục và nâng lương không? Xin chuyên gia giải đáp giúp.

* 15h30: Giao lưu với đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động

Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội, huyện Thanh Trì tặng quà cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu.

Lãnh đạo LĐLĐ thành phố Hà Nội, huyện Thanh Trì tặng quà cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động trả lời đúng câu hỏi giao lưu.

* 15h40: Đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động tiếp tục đặt câu hỏi với các chuyên gia

Chị Vũ Thị Thu (Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Thanh Trì) đặt câu hỏi: Người lao động ở công ty làm việc trong môi trường có yếu tố độc hại vượt quy định nhưng không nằm trong danh mục nghề độc hại, nguy hiểm. Trong trường hợp này, người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện chế độ bồi dưỡng không? Theo pháp luật lao động khi xảy ra tai nạn lao động chết người thì doanh nghiệp phải khai báo ngay với cơ quan nào? Người sử dụng lao động có phải lấy ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động không?

Chị Vũ Thị Thu (Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Thanh Trì) đặt câu hỏi: Người lao động ở công ty làm việc trong môi trường có yếu tố độc hại vượt quy định nhưng không nằm trong danh mục nghề độc hại, nguy hiểm. Trong trường hợp này, người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện chế độ bồi dưỡng không? Theo pháp luật lao động khi xảy ra tai nạn lao động chết người thì doanh nghiệp phải khai báo ngay với cơ quan nào? Người sử dụng lao động có phải lấy ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở khi xây dựng kế hoạch, nội quy, biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh lao động không?

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc Công ty Luật TNHH Everest trả lời câu hỏi của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.

Luật sư Phạm Ngọc Minh - Giám đốc Công ty Luật TNHH Everest trả lời câu hỏi của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.

Chị Lê Thị Kiều Trang (Trường Mầm non A xã Thanh Liệt) đặt câu hỏi: Theo quy định mới về lương thì mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là bao nhiêu? Theo luật mới, khi không còn hệ số lương và mức lương cơ sở thì bảo hiểm xã hội đóng như thế nào?

Chị Lê Thị Kiều Trang (Trường Mầm non A xã Thanh Liệt) đặt câu hỏi: Theo quy định mới về lương thì mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là bao nhiêu? Theo luật mới, khi không còn hệ số lương và mức lương cơ sở thì bảo hiểm xã hội đóng như thế nào?

Chị Đặng Thị Thu Hiền (Công ty Bao bì Việt Thắng) đặt câu hỏi: Doanh nghiệp của chúng tôi mới đi vào hoạt động. Chúng tôi rất quan tâm tới việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp. Xin hỏi chuyên gia, doanh nghiệp của chúng tôi muốn tự tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động có được không? Thủ tục như thế nào?

Chị Đặng Thị Thu Hiền (Công ty Bao bì Việt Thắng) đặt câu hỏi: Doanh nghiệp của chúng tôi mới đi vào hoạt động. Chúng tôi rất quan tâm tới việc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp. Xin hỏi chuyên gia, doanh nghiệp của chúng tôi muốn tự tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người lao động có được không? Thủ tục như thế nào?

Chị Nguyễn Thị Thanh Mai (Trường Tiểu học Tứ Hiệp) đặt câu hỏi: Các loại trợ cấp bảo hiểm xã hội như: Trợ cấp một lần khi sinh con, trợ cấp dưỡng sức sau sinh, dưỡng sức sau ốm, trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hằng tháng từ năm 2024 được tính như thế nào?Tôi được biết từ năm 2024 sẽ có những thay đổi về tuổi nghỉ hưu, điều kiện hưởng lương hưu. Xin chuyên gia cho biết đó là những thay đổi gì?

Chị Nguyễn Thị Thanh Mai (Trường Tiểu học Tứ Hiệp) đặt câu hỏi: Các loại trợ cấp bảo hiểm xã hội như: Trợ cấp một lần khi sinh con, trợ cấp dưỡng sức sau sinh, dưỡng sức sau ốm, trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hằng tháng từ năm 2024 được tính như thế nào?Tôi được biết từ năm 2024 sẽ có những thay đổi về tuổi nghỉ hưu, điều kiện hưởng lương hưu. Xin chuyên gia cho biết đó là những thay đổi gì?

Chị Đào Thị Thu Huyền (Bệnh viện Đa khoa Thanh Trì) đặt câu hỏi: Trước khi về cơ quan mới, tôi đã làm việc 6 năm tại cơ quan khác. Sau này chính sách thay đổi, lao động nữ phải đủ 30 năm công tác, khi về hưu mới được hưởng 75%. Tôi quay về cơ quan cũ để cộng gộp thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, cơ quan cũ cho biết thời gian làm việc ở đây tôi chỉ được đóng bảo hiểm xã hội 9 tháng đầu tiên. Vậy tôi có được đóng gộp bảo hiểm xã hội thời gian làm việc ở cơ quan cũ không? Trường hợp của tôi phải giải quyết như thế nào?

Chị Đào Thị Thu Huyền (Bệnh viện Đa khoa Thanh Trì) đặt câu hỏi: Trước khi về cơ quan mới, tôi đã làm việc 6 năm tại cơ quan khác. Sau này chính sách thay đổi, lao động nữ phải đủ 30 năm công tác, khi về hưu mới được hưởng 75%. Tôi quay về cơ quan cũ để cộng gộp thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, cơ quan cũ cho biết thời gian làm việc ở đây tôi chỉ được đóng bảo hiểm xã hội 9 tháng đầu tiên. Vậy tôi có được đóng gộp bảo hiểm xã hội thời gian làm việc ở cơ quan cũ không? Trường hợp của tôi phải giải quyết như thế nào?

* 16h15: Bế mạc buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách

Phát biểu bế mạc buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách, Chủ tịch LĐLĐ huyện Thanh Trì Nguyễn Danh Huy cho biết: Sau gần 2 giờ diễn ra chương trình, với tinh thần làm việc trách nhiệm và khẩn trương, đã có khoảng 30 câu hỏi của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội, chăm sóc sức khỏe được các chuyên gia trao đổi, giải đáp. LĐLĐ huyện Thanh Trì rất phấn khởi được đón tiếp các đồng chí lãnh đạo LĐLĐ Thành phố, các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch LĐLĐ các quận, huyện, thị xã, Công đoàn ngành, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trên địa bàn Thành phố; các quý vị đại biểu lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể của huyện; cán bộ, đoàn viên Công đoàn của các Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện tới dự buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách.

Phát biểu bế mạc buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách, Chủ tịch LĐLĐ huyện Thanh Trì Nguyễn Danh Huy cho biết: Sau gần 2 giờ diễn ra chương trình, với tinh thần làm việc trách nhiệm và khẩn trương, đã có khoảng 30 câu hỏi của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội, chăm sóc sức khỏe được các chuyên gia trao đổi, giải đáp. LĐLĐ huyện Thanh Trì rất phấn khởi được đón tiếp các đồng chí lãnh đạo LĐLĐ Thành phố, các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch LĐLĐ các quận, huyện, thị xã, Công đoàn ngành, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trên địa bàn Thành phố; các quý vị đại biểu lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể của huyện; cán bộ, đoàn viên Công đoàn của các Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện tới dự buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách.

Nhóm P.V

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/truc-tuyen-hinh-anh-nang-cao-kien-thuc-phap-luat-che-do-bao-hiem-va-cham-soc-suc-khoe-cho-nguoi-lao-dong-170694.html