TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Những điều cần biết về Đại hội Công đoàn và chế độ, chính sách liên quan đến người lao động

Sáng nay (22/3), tại Hội trường Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành NN&PTNT Hà Nội tổ chức buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến với chủ đề 'Những điều cần biết về Đại hội Công đoàn và chế độ, chính sách liên quan đến người lao động'.

Nếu việc cập nhật các kiến thức pháp luật liên quan chế độ, chính sách, quyền lợi khi tham gia quan hệ lao động là mong muốn thường xuyên của người lao động, thì trong năm 2023 này, khi các cấp Công đoàn đang tập trung tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2023 - 2028, việc nắm rõ các quy định, quy trình, cách thức tổ chức Đại hội như thế nào để đảm bảo Đại hội được tổ chức thành công, thật sự là đợt sinh hoạt chính trị dân chủ, rộng rãi của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cũng là điều mà các cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động đang quan tâm.

Toàn cảnh buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến.

Toàn cảnh buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến.

Buổi giao lưu trực tiếp và trực tuyến với chủ đề: “Những điều cần biết về Đại hội Công đoàn và chế độ chính sách liên quan đến người lao động” là cơ hội quý để các cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động có thể cập nhật, trang bị những kiến thức cần thiết cho bản thân trong quá trình triển khai công việc, tham gia quan hệ lao động.

Ông Nguyễn Huy Khánh - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội trao quà cho đoàn viên công đoàn trả lời đúng câu hỏi của Ban tổ chức.

Ông Nguyễn Huy Khánh - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội trao quà cho đoàn viên công đoàn trả lời đúng câu hỏi của Ban tổ chức.

8h40: Bắt đầu buổi đối thoại, giao lưu

Dự buổi đối thoại - giao lưu trực tuyến có các đại biểu: Ông Nguyễn Huy Khánh - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội; ông Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Bá Châu - Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng LĐLĐ thành phố Hà Nội; ông Lê Xuân Trường - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức LĐLĐ Thành phố; ông Tạ Văn Dưỡng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ Thành phố; bà Lê Thị Bích Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố, Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô; ông Nguyễn Xuân Hoản - Chủ tịch Công đoàn ngành NN&PTNNT; ông Nguyễn Văn Bình - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô; ông Đinh Tuấn Anh, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô.

Dự buổi đối thoại - giao lưu trực tuyến có các đại biểu: Ông Nguyễn Huy Khánh - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội; ông Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội; ông Nguyễn Bá Châu - Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng LĐLĐ thành phố Hà Nội; ông Lê Xuân Trường - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức LĐLĐ Thành phố; ông Tạ Văn Dưỡng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ Thành phố; bà Lê Thị Bích Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố, Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô; ông Nguyễn Xuân Hoản - Chủ tịch Công đoàn ngành NN&PTNNT; ông Nguyễn Văn Bình - Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô; ông Đinh Tuấn Anh, Phó Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô.

Phát biểu khai mạc buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến, đồng chí Lê Thị Bích Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố, Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô cho biết: Chính sách pháp luật, đặc biệt là Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn vệ sinh lao động… là những chính sách có phạm vi rộng lớn, nhưng lại có sự gắn bó chặt chẽ, liên quan thiết thực tới người lao động. “Từ những lý do đó, Ban Tổ chức đã quyết định lựa chọn chủ đề của buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến lần này là “Những điều cần biết về Đại hội Công đoàn và chế độ chính sách liên quan đến người lao động”. Với chủ đề này, chúng tôi đã mời các chuyên gia là luật sư, cán bộ công đoàn, cán bộ ngành Bảo hiểm xã hội - những nhà hoạch định và triển khai chính sách; rất am hiểu về pháp luật lao động, các chính sách pháp luật liên quan tới người lao động, nắm vững các kiến thức liên quan công tác tổ chức Đại hội Công đoàn để trả lời các câu hỏi của cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động”, đồng chí Lê Thị Bích Ngọc nhấn mạnh.

Phát biểu khai mạc buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến, đồng chí Lê Thị Bích Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố, Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô cho biết: Chính sách pháp luật, đặc biệt là Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn vệ sinh lao động… là những chính sách có phạm vi rộng lớn, nhưng lại có sự gắn bó chặt chẽ, liên quan thiết thực tới người lao động. “Từ những lý do đó, Ban Tổ chức đã quyết định lựa chọn chủ đề của buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến lần này là “Những điều cần biết về Đại hội Công đoàn và chế độ chính sách liên quan đến người lao động”. Với chủ đề này, chúng tôi đã mời các chuyên gia là luật sư, cán bộ công đoàn, cán bộ ngành Bảo hiểm xã hội - những nhà hoạch định và triển khai chính sách; rất am hiểu về pháp luật lao động, các chính sách pháp luật liên quan tới người lao động, nắm vững các kiến thức liên quan công tác tổ chức Đại hội Công đoàn để trả lời các câu hỏi của cán bộ, đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động”, đồng chí Lê Thị Bích Ngọc nhấn mạnh.

Cũng phát biểu tại buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến, Chủ tịch Công đoàn ngành NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Hoản cho hay: Chương trình Đối thoại, giao lưu trực tuyến “Những điều cần biết về Đại hội Công đoàn và chế độ chính sách liên quan đến người lao động” giúp cán bộ, đoàn viên công đoàn, người lao động, người sử dụng lao động hiểu rõ hơn về quy định, quy trình, cách thức tổ chức đại hội Công đoàn và các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động hiện nay.

Cũng phát biểu tại buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến, Chủ tịch Công đoàn ngành NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Hoản cho hay: Chương trình Đối thoại, giao lưu trực tuyến “Những điều cần biết về Đại hội Công đoàn và chế độ chính sách liên quan đến người lao động” giúp cán bộ, đoàn viên công đoàn, người lao động, người sử dụng lao động hiểu rõ hơn về quy định, quy trình, cách thức tổ chức đại hội Công đoàn và các chế độ, chính sách liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động hiện nay.

9h: Bắt đầu phần giao lưu, hỏi đáp

Ban Tổ chức tặng hoa các chuyên gia tham gia tư vấn tại chương trình.

Ban Tổ chức tặng hoa các chuyên gia tham gia tư vấn tại chương trình.

Các chuyên gia tham gia giải đáp câu hỏi gồm (từ phải qua): Ông Tạ Văn Dưỡng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ thành phố Hà Nội; bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; ông Lê Xuân Trường - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức LĐLĐ Thành phố; bà Phạm Thị Thanh Phương, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH XTVN.

Các chuyên gia tham gia giải đáp câu hỏi gồm (từ phải qua): Ông Tạ Văn Dưỡng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ thành phố Hà Nội; bà Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội; ông Lê Xuân Trường - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức LĐLĐ Thành phố; bà Phạm Thị Thanh Phương, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH XTVN.

Chị Phạm Thị Kim Loan, công tác tại Công ty Sông Nhuệ hỏi: Tôi xin hỏi, tiêu chuẩn đối với nhân sự tham gia Ban chấp hành, Ủy ban Kiểm tra và các chức danh Ban chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Công đoàn các cấp được thực hiện theo những quy định nào? Cụ thể là những tiêu chuẩn nào? Tại Đại hội Công đoàn các cấp thì Đoàn chủ tịch đại hội có quyền hạn, nhiệm vụ gì?

Chị Phạm Thị Kim Loan, công tác tại Công ty Sông Nhuệ hỏi: Tôi xin hỏi, tiêu chuẩn đối với nhân sự tham gia Ban chấp hành, Ủy ban Kiểm tra và các chức danh Ban chấp hành, Ủy ban Kiểm tra Công đoàn các cấp được thực hiện theo những quy định nào? Cụ thể là những tiêu chuẩn nào? Tại Đại hội Công đoàn các cấp thì Đoàn chủ tịch đại hội có quyền hạn, nhiệm vụ gì?

Anh Dương Xuân Hưng, công tác tại Công ty Thủy Lợi Hà Nội hỏi: Hiện nay, cơ quan BHXH có triển khai ứng dụng VssID, sau khi cài đặt một số lao động trong Công ty tôi còn cập nhật thiếu năm đóng BHXH (giai đoạn từ năm 2008 trở về trước). Chuyên gia cho tôi hỏi như vậy có ảnh hưởng đến tổng thời gian tham gia đóng bảo hiểm của lao động không? Nếu ảnh hưởng thì phải làm thế nào? Trường hợp mất sổ bảo hiểm thì phải làm gì?

Anh Dương Xuân Hưng, công tác tại Công ty Thủy Lợi Hà Nội hỏi: Hiện nay, cơ quan BHXH có triển khai ứng dụng VssID, sau khi cài đặt một số lao động trong Công ty tôi còn cập nhật thiếu năm đóng BHXH (giai đoạn từ năm 2008 trở về trước). Chuyên gia cho tôi hỏi như vậy có ảnh hưởng đến tổng thời gian tham gia đóng bảo hiểm của lao động không? Nếu ảnh hưởng thì phải làm thế nào? Trường hợp mất sổ bảo hiểm thì phải làm gì?

Chị Nguyễn Thị Thúy Hằng, công tác tại Công ty Thủy Lợi Hà Nội hỏi: Khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động đúng pháp luật, người lao động được hưởng các loại trợ cấp và lợi ích nào? Nếu hợp đồng lao động và Thỏa ước lao động có một số quy định khác nhau thì phải thực hiện theo văn bản nào?

Chị Nguyễn Thị Thúy Hằng, công tác tại Công ty Thủy Lợi Hà Nội hỏi: Khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động đúng pháp luật, người lao động được hưởng các loại trợ cấp và lợi ích nào? Nếu hợp đồng lao động và Thỏa ước lao động có một số quy định khác nhau thì phải thực hiện theo văn bản nào?

Chị Nguyễn Thị Hồng Hà, công tác tại Công ty Sông Nhuệ hỏi: Đơn vị tôi thi thoảng có thay đổi nhân sự, chuyển công tác sang đơn vị khác, do thủ tục nên có quyết định vào cuối tháng, sang đầu tháng sau mới báo giảm được nên BHXH truy thu BHYT của tháng đó. Nhưng đơn vị mới báo tăng cũng vẫn phải đóng BHYT, nhiều khi bị trùng. Điều này BHXH có giải pháp gì không?

Chị Nguyễn Thị Hồng Hà, công tác tại Công ty Sông Nhuệ hỏi: Đơn vị tôi thi thoảng có thay đổi nhân sự, chuyển công tác sang đơn vị khác, do thủ tục nên có quyết định vào cuối tháng, sang đầu tháng sau mới báo giảm được nên BHXH truy thu BHYT của tháng đó. Nhưng đơn vị mới báo tăng cũng vẫn phải đóng BHYT, nhiều khi bị trùng. Điều này BHXH có giải pháp gì không?

Cán bộ công đoàn và người lao động tham gia đặt câu hỏi với các chuyên gia

Cán bộ công đoàn và người lao động tham gia đặt câu hỏi với các chuyên gia

Chị Phạm Thị Kim Loan, Công ty sông Nhuệ tiếp tục hỏi: Người lao động làm việc trong môi trường ô nhiễm nguồn nước của sông Nhuệ hiện có người lao động thực hiện công việc đã bị nhiễm khuẩn, qua kiểm tra, tra cứu loại vi khuẩn này được nằm trong quy định được hưởng bệnh nghề nghiệp. Vậy, trong trường hợp này thì ngành của tôi có được hưởng chế độ độc hại không?

Chị Phạm Thị Kim Loan, Công ty sông Nhuệ tiếp tục hỏi: Người lao động làm việc trong môi trường ô nhiễm nguồn nước của sông Nhuệ hiện có người lao động thực hiện công việc đã bị nhiễm khuẩn, qua kiểm tra, tra cứu loại vi khuẩn này được nằm trong quy định được hưởng bệnh nghề nghiệp. Vậy, trong trường hợp này thì ngành của tôi có được hưởng chế độ độc hại không?

Anh Nguyễn Văn Vinh, công tác tại Công ty Thủ lợi sông Đáy hỏi: Công ty tôi đã làm thủ tục cấp sổ BHXH cho người lao động, nay người lao động cung cấp số BHXH cũ, như vậy người lao động có 2 sổ, đơn vị tôi phải làm thủ tục gì?

Anh Nguyễn Văn Vinh, công tác tại Công ty Thủ lợi sông Đáy hỏi: Công ty tôi đã làm thủ tục cấp sổ BHXH cho người lao động, nay người lao động cung cấp số BHXH cũ, như vậy người lao động có 2 sổ, đơn vị tôi phải làm thủ tục gì?

Chị Phạm Hồng Liên, công tác tại Công ty Thủy lợi Hà Nội hỏi: Trong thời gian thực hiện nghỉ phép năm tôi bị ốm. Sau thời gian đi làm lại, tôi có được hưởng song song 2 khoản lương và chế độ ốm đau theo BHXH không?

Chị Phạm Hồng Liên, công tác tại Công ty Thủy lợi Hà Nội hỏi: Trong thời gian thực hiện nghỉ phép năm tôi bị ốm. Sau thời gian đi làm lại, tôi có được hưởng song song 2 khoản lương và chế độ ốm đau theo BHXH không?

Chị Ngọc Anh, công tác tại Công ty Thủy lợi Hà Nội hỏi: Công ty Thủy lợi hiện nay đang thực hiện hợp đồng đặt hàng của UBND thành phố Hà Nội với nguồn kinh phí cấp hạn chế nên chưa cân đối để chi trả phụ cấp độc hại cho người lao động. Vậy có coi là vi phạm luật không? Doanh nghiệp cần những danh mục thủ tục nào để được cấp kinh phí cho nguồn phụ cấp độc hại này?

Chị Ngọc Anh, công tác tại Công ty Thủy lợi Hà Nội hỏi: Công ty Thủy lợi hiện nay đang thực hiện hợp đồng đặt hàng của UBND thành phố Hà Nội với nguồn kinh phí cấp hạn chế nên chưa cân đối để chi trả phụ cấp độc hại cho người lao động. Vậy có coi là vi phạm luật không? Doanh nghiệp cần những danh mục thủ tục nào để được cấp kinh phí cho nguồn phụ cấp độc hại này?

Anh Cao Tiến Mạnh, công tác tại Công ty Thủy lợi sông Tích hỏi: Được biết công tác chuẩn bị Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ mới có nhiều thay đổi, chuyên gia có thể cho biết rõ hơn những điểm mới không?

Anh Cao Tiến Mạnh, công tác tại Công ty Thủy lợi sông Tích hỏi: Được biết công tác chuẩn bị Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ mới có nhiều thay đổi, chuyên gia có thể cho biết rõ hơn những điểm mới không?

Chị Nguyễn Thu Hà, công tác tại Công ty Thủy lợi sông Đáy hỏi: Tôi có người nhà 53 tuổi, đã làm việc 25 năm 6 tháng làm nghề đường dây cao thế 110kv trở nên. Do điều kiện ko có việc làm, người nhà tôi đã chấm dứt hợp đồng theo đúng quy định pháp luật. Sau 2 tháng công ty giải thể, vậy người nhà tôi được hưởng những chế độ nào của nhà nước và đủ điều kiện về hưu chưa?

Chị Nguyễn Thu Hà, công tác tại Công ty Thủy lợi sông Đáy hỏi: Tôi có người nhà 53 tuổi, đã làm việc 25 năm 6 tháng làm nghề đường dây cao thế 110kv trở nên. Do điều kiện ko có việc làm, người nhà tôi đã chấm dứt hợp đồng theo đúng quy định pháp luật. Sau 2 tháng công ty giải thể, vậy người nhà tôi được hưởng những chế độ nào của nhà nước và đủ điều kiện về hưu chưa?

Giao lưu với đoàn viên công đoàn và người lao động

Ông Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội trao quà cho đoàn viên công đoàn trả lời đúng câu hỏi

Ông Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội trao quà cho đoàn viên công đoàn trả lời đúng câu hỏi

Ông Nguyễn Bá Châu - Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng LĐLĐ thành phố Hà Nội trao quà cho đoàn viên công đoàn trả lời đúng câu hỏi

Ông Nguyễn Bá Châu - Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng LĐLĐ thành phố Hà Nội trao quà cho đoàn viên công đoàn trả lời đúng câu hỏi

Bà Lê Thị Bích Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố, Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô trao quà cho đoàn viên công đoàn trả lời đúng câu hỏi.

Bà Lê Thị Bích Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố, Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô trao quà cho đoàn viên công đoàn trả lời đúng câu hỏi.

Chị Lê Thị Thuy Thủy, công tác tại Công ty cổ phần Giống vật nuôi Hà Nội hỏi: Công ty cổ phần Giống vật nuôi Hà Nội, chủ yếu là nuôi lợn, trước kia thuộc khối hành chính nhân sự, chúng tôi không được hưởng phụ cấp độc hại, tuy nhiên hiện nay, tôi thấy chăn nuôi có trong danh mục nghề độc hại. Vậy, chúng tôi cần làm gì để được hưởng phụ cấp độc hại?

Chị Lê Thị Thuy Thủy, công tác tại Công ty cổ phần Giống vật nuôi Hà Nội hỏi: Công ty cổ phần Giống vật nuôi Hà Nội, chủ yếu là nuôi lợn, trước kia thuộc khối hành chính nhân sự, chúng tôi không được hưởng phụ cấp độc hại, tuy nhiên hiện nay, tôi thấy chăn nuôi có trong danh mục nghề độc hại. Vậy, chúng tôi cần làm gì để được hưởng phụ cấp độc hại?

Chị Vương Thị Thanh Xuân, công tác tại Công ty Thủy lợi sông Tích hỏi: Tôi được biết Đại hội Công đoàn các cấp lần này có nhiều điểm mới. Chuyên gia cho tôi hỏi, để tiết kiểm thời gian, có thể bầu đại biểu Đại hội chính thức và đại biểu dự khuyết cùng 1 lúc, trên cùng 1 lá phiếu không?

Chị Vương Thị Thanh Xuân, công tác tại Công ty Thủy lợi sông Tích hỏi: Tôi được biết Đại hội Công đoàn các cấp lần này có nhiều điểm mới. Chuyên gia cho tôi hỏi, để tiết kiểm thời gian, có thể bầu đại biểu Đại hội chính thức và đại biểu dự khuyết cùng 1 lúc, trên cùng 1 lá phiếu không?

Anh Đỗ Thái Hòa, công tác tại Công ty Thủy lợi Hà Nội hỏi: Chuyên gia cho tôi hỏi, các hợp đồng thử việc có được đóng BHXH không? Hiện nay trên thẻ BHXH và Căn cước công dân gắn chíp có mã QR, tôi xin hỏi người dân được hưởng lợi gì từ điều này?

Anh Đỗ Thái Hòa, công tác tại Công ty Thủy lợi Hà Nội hỏi: Chuyên gia cho tôi hỏi, các hợp đồng thử việc có được đóng BHXH không? Hiện nay trên thẻ BHXH và Căn cước công dân gắn chíp có mã QR, tôi xin hỏi người dân được hưởng lợi gì từ điều này?

Anh Nguyễn Thế Được, công tác tại Công ty Thủy lợi Hà Nội hỏi: Đối với lao động thời vụ có được đóng BHXH không?

Anh Nguyễn Thế Được, công tác tại Công ty Thủy lợi Hà Nội hỏi: Đối với lao động thời vụ có được đóng BHXH không?

Chị Nguyễn Hồng Hà, công tác tại Công ty Thủy lợi sông Nhuệ hỏi: Nhiều người đóng 2 BHXH, tôi xin hỏi thoái hoàn BHXH như thế nào, ở đâu cho đúng?

Chị Nguyễn Hồng Hà, công tác tại Công ty Thủy lợi sông Nhuệ hỏi: Nhiều người đóng 2 BHXH, tôi xin hỏi thoái hoàn BHXH như thế nào, ở đâu cho đúng?

Anh Hoàng Đình Vân, công tác tại Công ty Thủy lợi sông Tích hỏi: Công ty tôi đang kê khai BHXH theo số chứng minh cũ, giờ chúng tôi đã thay đổi căn cước công dân mới. Tôi muốn hỏi sau này có ảnh hưởng gì đến thủ tục, quyền lợi không?

Anh Hoàng Đình Vân, công tác tại Công ty Thủy lợi sông Tích hỏi: Công ty tôi đang kê khai BHXH theo số chứng minh cũ, giờ chúng tôi đã thay đổi căn cước công dân mới. Tôi muốn hỏi sau này có ảnh hưởng gì đến thủ tục, quyền lợi không?

Một người lao động hỏi: Giả sử người lao động làm trong 2 doanh nghiệp; 1 doanh nghiệp làm chính đã đóng đủ BHXH, BHYT… còn ở doanh nghiệp còn lại thì làm phụ nên không đóng, điều này có vi phạm luật không?

Một người lao động hỏi: Giả sử người lao động làm trong 2 doanh nghiệp; 1 doanh nghiệp làm chính đã đóng đủ BHXH, BHYT… còn ở doanh nghiệp còn lại thì làm phụ nên không đóng, điều này có vi phạm luật không?

Chị Phạm Thị Giang - Chủ tịch Công đoàn Trường Cao đẳng Kinh tế công nghệ Hà Nội hỏi: Tôi muốn hỏi, sinh viên đã nộp bảo hiểm cho nhà trường, nhà trường đang trong quá trình nộp lên quận, trong thời gian đó, sinh viên bị bệnh và yêu cầu được hưởng chế độ bảo hiểm. Vậy, trong trường hợp này phải xử lý như thế nào?

Chị Phạm Thị Giang - Chủ tịch Công đoàn Trường Cao đẳng Kinh tế công nghệ Hà Nội hỏi: Tôi muốn hỏi, sinh viên đã nộp bảo hiểm cho nhà trường, nhà trường đang trong quá trình nộp lên quận, trong thời gian đó, sinh viên bị bệnh và yêu cầu được hưởng chế độ bảo hiểm. Vậy, trong trường hợp này phải xử lý như thế nào?

Chị Nguyễn Thị Thu Dung, công tác tại Công ty Thủy lợi Hà Nội hỏi: Trường hợp người lao động mới ký hợp đồng 12 tháng, đến gặp Trưởng phòng nhân sự báo nghỉ. Tuy nhiên, một thời gian sau, giám đốc gọi điện bảo như thế là sai luật, phải bồi thường? Như vậy đúng hay sai? Người lao động có việc đột xuất muốn nghỉ không lương, thời gian tối đa là bao lâu?

Chị Nguyễn Thị Thu Dung, công tác tại Công ty Thủy lợi Hà Nội hỏi: Trường hợp người lao động mới ký hợp đồng 12 tháng, đến gặp Trưởng phòng nhân sự báo nghỉ. Tuy nhiên, một thời gian sau, giám đốc gọi điện bảo như thế là sai luật, phải bồi thường? Như vậy đúng hay sai? Người lao động có việc đột xuất muốn nghỉ không lương, thời gian tối đa là bao lâu?

10h45: Bế mạc buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến

Phát biểu bê mạc buổi đối thoại, giao lưu trực tuyến, bà Lê Thị Bích Ngọc - Ủy viên Ban Thường vụ LĐLĐ Thành phố,Tổng Biên tập Báo Lao động Thủ đô cho biết: Đây là chương trình đầu tiên trong chuỗi 20 cuộc giao lưu, đối thoại trực tuyến năm 2023 về giải đáp chính sách pháp luật cho đoàn viên công đoàn, người lao động.

“Chính sách pháp luật đặc biệt là Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn vệ sinh lao động… là những chính sách có phạm vi rộng lớn, nhưng lại có sự gắn bó chặt chẽ, liên quan mật thiết tới người lao động. Do đó, tuyên truyền, phổ biến, cung cấp kiến thức pháp luật để cả chủ sử dụng lao động và người lao động là việc làm hết sức cần thiết”, bà Lê Thị Bích Ngọc nhấn mạnh.

Nhóm PV

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/truc-tuyen-hinh-anh-nhung-dieu-can-biet-ve-dai-hoi-cong-doan-va-che-do-chinh-sach-lien-quan-den-nguoi-lao-dong-153707.html